Chỉ số PMI Việt Nam tháng 4: Chạm đỉnh 9 tháng

(Baohatinh.vn) - Nikkei vừa công bố Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam trong tháng 4. Cụ thể, PMI Việt Nam tăng từ mức 50,7 điểm của tháng trước lên mức cao của 9 tháng là 52,3 điểm trong tháng này.

chi so pmi viet nam thang 4 cham dinh 9 thang

Nikkei đánh giá tốc độ tăng PMI của Việt Nam trong tháng 4 chỉ là vừa phải, nhưng là mức nhanh nhất trong 9 tháng trở lại đây (Ảnh minh họa)

Theo Nikkei, số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh đã làm cải thiện mạnh hơn các điều kiện kinh doanh tại các nhà sản xuất Việt Nam trong tháng 4. Sản lượng cũng tăng với tốc độ nhanh hơn, trong khi việc làm tăng trở lại.

Trong khi đó, tốc độ tăng giá chi phí đầu vào đã nhanh hơn thành mức nhanh nhất kể từ tháng 8/2014 và việc chuyển giao gánh nặng chi phí cao cho khách hàng đã làm giá cả đầu ra tăng lần đầu tiên trong 19 tháng.

chi so pmi viet nam thang 4 cham dinh 9 thang

Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tiếp tục tăng trong tháng 4. Số lượng đơn đặt hàng mới tăng đã góp phần làm tăng sản lượng sản xuất tháng thứ 5 liên tiếp.

Nikkei đánh giá tốc độ tăng PMI tháng 4 chỉ là vừa phải, nhưng là mức nhanh nhất trong 9 tháng trở lại đây. Số lượng các đơn đặt hàng mới cao hơn kéo số lượng nhân công tăng theo. Việc làm đã tăng sau khi giảm nhẹ trong tháng trước và là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2015. Số lượng việc làm nhiều hơn đã cho phép các nhà sản xuất ở Việt Nam giải quyết lượng công việc chưa thực hiện và hoàn thành các dự án. Nhờ đó, lượng công việc tồn đọng đã giảm lần đầu tiên kể từ đầu năm 2016.

Chi phí đầu vào của các nhà sản xuất đã tăng đáng kể trong tháng 4 với tốc độ tăng nhanh hơn thành mức nhanh nhất kể từ tháng 8/2014. Nikkei cho biết chi phí nguyên vật liệu, trong đó có thép, đã tăng. Dữ liệu thống kê cho thấy lĩnh vực hàng hoá đầu tư cơ bản có giá cả đầu vào tăng mạnh hơn nhiều so với lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa trung gian.

Khi giá cả đầu vào tăng, các công ty đã tăng giá cả đầu ra tương ứng. Giá cả đầu ra đã tăng lần đầu tiên trong một năm rưỡi, mặc dù mức tăng chỉ là nhẹ.

Hoạt động mua hàng đã tăng trong tháng 4, và các công ty cho rằng hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng là để đáp ứng yêu cầu sản xuất tăng lên. Hoạt động mua hàng đã tăng trong suốt năm tháng qua.

Cả tồn kho hàng mua và hàng thành phẩm tiếp tục giảm, mặc dù đều giảm chậm hơn so với tháng trước. Tồn kho hàng hóa trước và sau sản xuất đã giảm suốt từ đầu năm 2016 đến nay. Cuối cùng, thời gian giao hàng của nhà cung cấp hầu như không thay đổi sau khi đã cải thiện nhẹ trong tháng 3.

(Theo Nikkei)

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast