Nâng tầm thương hiệu sản phẩm hàng hóa Hà Tĩnh

Tìm đầu ra cho sản phẩm hàng hóa là vấn đề quan trọng trong phát triển sản xuất. Vì thế, năm 2012, Sở Công thương đã đứng ra kết nối các bên liên quan để đưa sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh vào tiêu thụ tại Siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh. Sau một thời gian ngắn, hàng chục đơn vị SXKD của Hà Tĩnh đã đưa được sản phẩm của mình vào siêu thị, góp phần giúp các địa phương thực hiện tốt đề án phát triển sản xuất, GQVL, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Ông Phan Văn Tứ - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) cho biết: Thời gian qua, Trung tâm đã có nhiều giải pháp trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp, cơ sở SXKD xây dựng nhãn hiệu sản phẩm và phối hợp kết nối với siêu thị Co.opmart đưa các sản phẩm được chọn lựa vào kinh doanh tại

Ký thỏa thuận đưa hàng hóa Hà Tĩnh vào Co.opMart

Ký thỏa thuận đưa hàng hóa Hà Tĩnh vào Co.opMart

Co.opmart BMC Hà Tĩnh cũng như chuỗi siêu thị Co.opmart trên cả nước. Năm 2012, Trung tâm kết nối được 21 cơ sở sản xuất, đưa 24 loại sản phẩm vào kinh doanh tại siêu thị, với doanh số bán hàng đạt gần 10 tỷ đồng. Các sản phẩm chủ yếu là nông đặc sản, thủy sản và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Điển hình là các sản phẩm thịt heo sạch của cơ sở Võ Nhận Thức (Can Lộc); thịt gia cầm, thịt bò, trứng gia cầm của cơ sở Trần Minh Đức (Thạch Đài); các cơ sở cung ứng trái cây của chị Đặng Thị Tuyết, Dương Thị Hiền (TP Hà Tĩnh)… với doanh số bán hàng khoảng 1 tỷ đồng/năm. Kẹo cu đơ Phong Nga (Thạch Đài), cũng có doanh số khá lớn và vào được cả các siêu thị trong chuỗi Co.opmart tại Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…

Từ kết quả khả quan của năm 2012, cuối tháng 9/2013, Sở Công thương tiếp tục khâu nối, tổ chức lễ ký kết đưa sản phẩm hàng hóa Hà Tĩnh vào siêu thị Co.opmart. Qua tổ chức khảo sát, đánh giá nguồn hàng tại các địa phương, Sở phối hợp các huyện, thị xã, thành phố và Siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh lựa chọn 19 nhà cung cấp có sản phẩm đủ điều kiện vào kinh doanh trong hệ thống siêu thị và tổ chức ký cam kết giữa các bên. Bên cạnh 21 đơn vị cũ (đã ký năm 2012), 19 đơn vị ký mới lần này thỏa thuận ghi nhớ cung cấp hàng hóa Hà Tĩnh vào siêu thị Co.opmart đều là những sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh, gồm: gạo Đức Thọ, Cẩm Xuyên; nhung hươu Hương Sơn; mật ong Vũ Quang; nước mắm, hải sản khô Cẩm Nhượng; cam Khe Mây; bưởi Phúc Trạch và các sản phẩm rau, củ, quả khác…

Chương trình kết nối đưa sản phẩm hàng hóa của Hà Tĩnh vào kinh doanh tại siêu thị Co.opmart là việc làm có ý nghĩa hết sức thiết thực. Các sản phẩm CN- TTCN, nông nghiệp - nông thôn bước đầu xác lập uy tín, thương hiệu, được người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước tin dùng. Đây cũng là bước quan trọng để nhà sản xuất, nhà cung ứng và nhà bao tiêu sản phẩm có cơ sở xây dựng chiến lược tổ chức SXKD, giúp nhau phát triển ổn định, hiệu quả hơn. Ngoài ra, đối với các sản phẩm nông đặc sản, việc đưa sản phẩm vào tiêu thụ tại siêu thị còn có ý nghĩa giúp bà con nông dân và các xã xây dựng NTM thực hiện tốt đề án phát triển sản xuất, GQVL, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Đặc biệt, việc đưa các sản phẩm nông đặc sản vào siêu thị sẽ tạo động lực cho địa phương và nhân dân trong việc tập trung đầu tư đúng mức cho các sản phẩm đặc sản, tạo thành những vùng nguyên liệu lớn, góp phần đưa thương hiệu sản phẩm lên tầm cao hơn…

Lãnh đạo tỉnh và các ban ngành tham quan gian hàng hóa được bày bán tại Co.opMart

Lãnh đạo tỉnh và các ban ngành tham quan gian hàng hóa được bày bán tại Co.opMart

Ông Trần Nhật Tân - Giám đốc Sở Công thương cho biết, việc tổ chức thành công lễ ký kết đưa 50 loại sản phẩm hàng hóa, trong đó chủ yếu là hàng hóa chủ lực công nghiệp - nông nghiệp - nông thôn vào siêu thị là một bước tiến rất ý nghĩa trong việc tìm đầu ra cho các sản phẩm hàng hóa của tỉnh. Tuy nhiên, để cung cấp hàng hóa ổn định, lâu dài cho chuỗi siêu thị Co.opmart, thiết nghĩ, các cơ sở tham gia ký kết cần có nhiều nỗ lực và kế hoạch dài hạn trong việc xác lập nhãn hiệu sản phẩm, đăng ký quyền sở hữu, mã số, mã vạch để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Cùng với đó, các cơ sở, nhà sản xuất phải áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất như

VietGap, Haccp… để sản xuất sản phẩm có chất lượng, sạch, an toàn, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng hiện nay. Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị, thành phố cần xây dựng các sản phẩm nông nghiệp - nông thôn tiêu biểu của địa phương mình, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các cơ sở phát triển SXKD ổn định, bền vững.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast