Hà Tĩnh "chạy đà" cho mục tiêu 7.700 tỷ đồng giá trị sản phẩm lâm nghiệp

(Baohatinh.vn) - Theo định hướng phát triển của tỉnh, đến năm 2025, Hà Tĩnh phấn đấu tăng tổng giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên đất lâm nghiệp lên trên 7.700 tỷ đồng; giữ ổn định và tăng dần độ che phủ rừng lên 55% (hiện trên 52%).

Hà Tĩnh chạy đà cho mục tiêu 7.700 tỷ đồng giá trị sản phẩm lâm nghiệp

Gỗ keo nhỏ phục vụ nguyên liệu giấy giúp người trồng thoát nghèo...

Theo ông Hoàng Quốc Huấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, để đạt được mục tiêu trên, đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ hình thành các vùng sản xuất rừng trồng nguyên liệu tập trung thâm canh, với khoảng 40.000 ha, trong đó, 25.000 ha gỗ nhỏ và 15.000 ha gỗ lớn.

Cùng với đó là hoàn thiện hệ thống các cơ sở chế biến lâm sản theo hướng chế biến sâu, đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 90 triệu USD/năm. Từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã dừng việc cấp phép mới cho các nhà máy sản xuất dăm gỗ.

Hà Tĩnh chạy đà cho mục tiêu 7.700 tỷ đồng giá trị sản phẩm lâm nghiệp

Đầu từ hoàn thiện các cơ sở chế biến lâm sản đảm bảo tiêu chí, phù hợp với quy hoạch.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhờ chính sách thu hút đầu tư cởi mở, tỉnh đã kêu gọi Công ty Thanh Thành Đạt đầu tư, khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván MDF, HDF tại huyện Vũ Quang, với công suất 120.000 m3 sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư trên 1.400 tỷ đồng và hiện đang xúc tiến xây dựng nhà máy thứ 2 tại Khu Kinh tế Vũng Áng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, chiến lược phát triển lâm nghiệp của Hà Tĩnh vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Trước tiên là hầu hết các các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn còn nhỏ lẻ, tự phát..., với kỹ thuật, công nghệ lạc hậu; nặng về sản xuất nguyên liệu giấy và mộc gia dụng giá trị thấp...

Hà Tĩnh chạy đà cho mục tiêu 7.700 tỷ đồng giá trị sản phẩm lâm nghiệp

Trồng rừng thâm canh gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ nhằm tăng tổng giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên đất lâm nghiệp. Trong ảnh: Gỗ keo lớn trên 10 năm tuổi ở xã Hương Trạch (Hương Khê) cho giá trị kinh tế cao gấp 3 lần gỗ nhỏ.

Thêm nữa, do chậm trong quy hoạch, thiếu vốn, thiếu kiến thức... nên hầu hết diện tích rừng trồng trên địa bàn là để phục vụ cho các nhà máy gỗ băm dăm. Hiện chưa có chủ rừng lớn nào trên địa bàn đầu tư trồng rừng gỗ lớn một cách căn cơ, bài bản.

Nhằm khắc phục những hạn chế trên, việc chú trọng phát triển các loại hình sản xuất nông - lâm kết hợp, du lịch, dịch vụ, liên kết vùng, liên kết chuỗi, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ... trong thời gian qua của tỉnh là giải pháp hiệu quả, đang nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhất là chủ rừng hộ gia đình.

Hà Tĩnh chạy đà cho mục tiêu 7.700 tỷ đồng giá trị sản phẩm lâm nghiệp

Hoàn thiện hệ thống các cơ sở chế biến lâm sản theo hướng chế biến sâu. Trong ảnh: Công ty Thanh Thành Đạt đang lắp dây chuyền sản xuất ván MDF, HDF tại Vũ Quang.

Bên cạnh đó, hiện ngành nông nghiệp đang tham mưu để tỉnh ban hành chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp, trong đó, tập trung vào một số khâu chủ yếu, như: Trồng rừng thâm canh gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ, sản xuất nông lâm kết hợp, đầu tư hệ thống đường lâm nghiệp, phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên sau khi được giao đất, giao rừng nhưng không có kinh phí đầu tư bảo vệ…

Với cách làm và quyết tâm đó, đến năm 2025, Hà Tĩnh không chỉ tăng tổng giá trị sản phẩm trên đất lâm nghiệp lên 7.700 tỷ đồng mà còn giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho trên 70.000 lao động, góp phần thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast