Hội thảo đánh giá kỹ năng nghề trong thế kỷ 21

Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh phối hợp với Công ty TNHH đầu tư phát triển công nghệ tự động hóa DKS vừa tổ chức hội thảo “Đánh giá kỹ năng nghề trong thế kỷ 21’’.

Nghề Cơ điện tử là một ngành học mới nhưng có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế - sản xuất - công nghiệp nước nhà trong thời kỳ đổi mới.

Học viên Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức trong giờ thực hành nghề cơ điện tử
Học viên Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức trong giờ thực hành nghề cơ điện tử

Ngành cơ điện tử đòi hỏi người học phải hội tụ các kỹ năng cơ bản cũng như nâng cao về cơ học, kỹ thuật điện, điện tử công suất, vi xử lý, thủy lực, khí nén, đo lường cảm biến, tự động hóa, điều khiển quá trình (tự động hóa quá trình công nghệ), tự động hóa quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trong thực tế phần lớn các kỹ sư, công nhân cơ điện tử Việt Nam đều thiếu hụt rất lớn các kỹ năng này.

Việc đào tạo cũng như xây dựng hệ thống các kỹ năng này là vô cùng thiết yếu trong quá trình phát triển của ngành. Việc xây dựng một bộ kỹ năng tiêu chuẩn cho ngành cơ điện tử đòi hỏi phải dựa trên tổng hợp tất cả các tiêu chuẩn đánh giá nghề cơ điện tử của Viêt Nam, Châu Âu, Mỹ và toàn thế giới (WORLD SKILL).

Bên cạnh đó, phải bám sát tình hình thực tế của sản xuất công nghiệp vì cơ điện tử là xương sống của sản xuất hiện đại. Và cuối cùng là dựa trên những kinh nghiệm về đào tạo, sản xuất thiết bị đào tạo của các công ty về giáo dục hàng đầu trong nước.

Hội thảo đã phân tích một cách sâu sắc cũng như đánh giá chính xác tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao của ngành cơ điện tử và các vấn đề trong đào tạo kỹ năng của nghề cơ điện tử của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới thời kỳ hiện đại.

Hội thảo cũng đưa ra một mô hình đào tạo hoàn toàn mới cùng một bộ kỹ năng tổng hợp mà Công ty DKS đã dày công biên soạn giúp cho việc đào tạo kỹ sư cơ điện tử đạt hiệu quả cao nhất.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast