Phấn đấu đào tạo nghề cho 14.800 học sinh, sinh viên

(Baohatinh.vn) - Thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp năm 2017, Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh đặt chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo mới 14.800 học sinh, sinh viên; hỗ trợ đào tạo nghề cho 5.500 lao động nông thôn và 300 lao động là người khuyết tật.

phan dau dao tao nghe cho 14 800 hoc sinh sinh vien

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc điều hành hội nghị

Báo cáo hội nghị triển khai công tác giáo dục nghề nghiệp năm 2017 diễn ra sáng 12/4 cho thấy, năm 2016, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo cho 22.146 lượt người, trong đó trình độ cao đẳng nghề 2.143 người, trình độ trung cấp nghề cho 7.166 người, đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên cho 12.837 người.

Số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề là 4.243 người (đạt gần 77,2% kế hoạch năm 2016), trong đó: 2.136 người được đào tạo các nghề phi nông nghiệp, chiếm 50,3%; 2.107 người đào tạo các nghề nông nghiệp, chiếm 49,7%. Hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo nghề cho 290 đối tượng là người khuyết tật.

phan dau dao tao nghe cho 14 800 hoc sinh sinh vien

Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân - Bùi Việt Hùng: Chất lượng đào tạo nghề nông thôn đang còn hạn chế cả về chất lượng và số lượng.

Mặc dù công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tại hội nghị, đại biểu tham dự đã chỉ ra một số hạn chế, yếu kém và nguyên nhân như: chưa thực hiện kiểm tra, giám sát về các nội dung tuyển sinh, quản lý và tổ chức đào tạo, thi tốt nghiệp và cấp bằng nghề; chất lượng, hiệu quả đào tạo tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn thấp, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của địa phương, của từng ngành; mối quan hệ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp chưa được cả hai phía quan tâm đúng mức....

Triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp năm 2017, Sở LĐ-TB&XH đề ra những chỉ tiêu cụ thể như: Về tuyển sinh, đào tạo, năm 2017, toàn tỉnh sẽ tuyển mới 14.800 học sinh, sinh viên, trong đó, trình độ cao đẳng 800 người, trung cấp 3.000 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên 11.000 người; hỗ trợ đào tạo nghề cho 5.500 lao động nông thôn và 300 lao động là người khuyết tật.

phan dau dao tao nghe cho 14 800 hoc sinh sinh vien

Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Nguyễn Thị Bảo Ngọc: Phân bổ kinh phí cho đào tạo nghề cần phải bám sát với tình hình thực tế ở địa phương.

Về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp cho 100 cán bộ quản lý là trưởng các phòng, khoa học thuộc các trường trung cấp, trường cao đẳng; giám đốc, phó giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho 300 người là cán bộ, công chức cấp xã, huyện về nghiệp vụ quản lý nhà nước lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; bồi dưỡng các kỹ năng dạy học cho người lớn tuổi, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên và người dạy nghề cho lao động nông thôn tại địa phương; xây dựng chuyển đổi 100% chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp năm thức nhất theo Luật Giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn của Bộ LĐTB&XH từ chương trình đào tạo cao đẳng, trung cấp nghề và chương trình đào tạo cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, chỉnh sửa giáo trình, tài liệu giảng dạy năm học thứ nhất cho phù hợp với chương trình chuyển đổi, áp dụng vào giảng dạy khóa học tuyển sinh năm 2017...

phan dau dao tao nghe cho 14 800 hoc sinh sinh vien

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast