Đau đầu khi nào cần đi bác sĩ?

Mỗi chúng ta trong cuộc đời ít nhất cũng vài ba lần bị đau đầu. Theo các bác sĩ ,đau đầu là biểu hiện của rất nhiều bệnh đau đầu do căng thẳng thần kinh, do huyết áp thấp hoặc cũng có thể là những tổn thương của tổ chức trong hộp sọ, bệnh của mạch máu não... 

Những dấu hiệu đau đầu cần lưu ý

Theo PGS. TS Kiểu Đình Hùng, Thành viên hội đồng cố vấn chuyên môn của Trung tâm Y học hạt nhân Ung bướu, BV Bạch Mai; Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BV Đại học Y Hà Nội, sai lầm người bị đau đầu thường gặp phải là uống quá nhiều thuốc, chữa ở nhiều nơi không phải là chuyên khoa.

Những cơn đau đầu phần lớn đều chữa khỏi tuy hơi lâu một chút. Đau đầu cần tìm nguyên nhân và dùng thuốc hợp lý và giảm dần thuốc, đau cấp tính thì việc điều trị ngắn hơn mạn tính (não chưa bị tổn thương). Vì thế, không nên lạm dụng thuốc, không nên nghe theo người khác mách bảo.

Do đó, PGS Kiều Đình Hùng khuyến cáo, nếu đau đầu kéo dài thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tìm nguyên nhân. Tùy từng nguyên nhân mà phòng ngừa khác nhau, ví dụ ai hay đau đầu, chóng mặt thông thường máu lên não hơi ít nên khuyến nghị là cần chơi thể thao, bởi khi chơi thể thao tim đập mạch hơn, máu lên não tốt hơn và sẽ hạn chế được đau đầu do nguyên nhân đó.

Cũng theo PGS. Hùng, đau đầu có nhiều loại, người ta hay đau đầu chóng mặt, đặc biệt là phụ nữ tuổi từ trung niên trở lên bệnh hay gặp nhất là thiếu máu lên não, bệnh này do máu nuôi não không đủ nên đau đầu, chóng mặt, ngủ hay mơ thời gian sau quên, hay lẫn.

Bệnh này hay gặp nguyên nhân do huyết áp thấp, hai là hẹp động mạch nuôi não như động mạch cảnh, động mạch đốt sống và nguyên nhân nữa là do thoái hóa cột sống cổ, chúng ta biết hai mạch nuôi phần sau của não là chui vào phần sau đốt sống cổ vì thế khi thoái hóa cột sống cổ nó phải phì đại các động mạch ấy và nó gây ra các triệu chứng như thường gặp.

Loại hai hay gặp là bệnh của cao huyết áp, tăng huyết áp máu lên não nhiều cũng nguy hiểm nhưng THA không biết điều trị đôi khi vỡ mạch máu não. Tuy nhiên THA hay thấp huyết áp hay gặp ở những người trung niên, cao tuổi. Ngoài ra còn gặp ở những người bẩm sinh, ví dụ đẻ ra có bệnh dị dạng động tĩnh mạch não, u máu , phình động mạch não bẩm sinh. Theo thống kê những người mổ xác người chết tùy từng tác giả người ta công bố tỷ lệ từ 3-5% dân số bị dị dạng mạch não.

Cho nên, bác sĩ khuyến cáongười trẻ đau đầu nên đi chụp cộng hưởng từ (MRI) não và mạch não để xem có bệnh dị dạng hay không. Ngoài ra, cần phòng bệnh đột quỵ ở người trẻ. Ví dụ có nhiều người trẻ đang rất khoẻ thì vỡ mạch máu não ra và chảy máu não và nhẹ thì đau đầu vào viện có thể xử trí kịp có trường hợp liệt nửa người và tử vong.

Đau đầu khi nào cần đi bác sĩ?

PGS. TS Kiều Đình Hùng -Thành viên hội đồng cố vấn chuyên môn của Trung tâm Y học hạt nhân Ung bướu, BV Bạch Mai; Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BV Đại học Y Hà Nội

Về tình trạng này, trước đây các cụ không biết thường hay nói là bị trúng gió nhưng thực chất là vỡ mạch máu não và tử vong.

Ngoài ra có nguyên nhân nữa là khối u tronng não, u lành chiếm 40% và u ác khoảng 60% những u lành tiến triển chậm đặc biệt là u màng não phát triển rất chậm từ là từ khi có dấu hiệu đau đầu khi chụp ra người ta phát hiện được.

“Cần lưu ý là tất cả loại đau đầu mà do u não mình dùng thuốc giảm đau ít có hiệu quả, dùng được mấy tiếng hết thuốc lại đau, những người nào mà dùng thuốc được ít lại đau phải đi kiểm tra”. PGS. Hùng nói.

Cách phát hiện những căn bệnh tiềm ẩn sau những cơn đau đầu

Theo PGS. Kiều Đình Hùng, có rất nhiều cách để phát hiện những căn bệnh tiềm ẩn sau cơn đau đầu. Ví dụ như đau đầu mà nguyên nhân là do cao huyết áp hay huyết áp thấp người ta có thể tìm nguyên nhân bằng cách đo lượng máu lên não xem lượng máu nhiều hay ít, nếu lượng máu lên não nhiều cũng đau đầu mà ít cũng đau đầu.

Ngoài ra, chụp cắt lớp đặc biệt là cộng hưởng từ sọ não người ta biết được nhiều căn nguyên. Vĩ dụ như có một cái phình động mạch não, dị dạng động tĩnh mạch hoặc u máu não...

Hiện nay, những phương pháp để phát hiện tổn thương ở não và mạch não thì cộng thưởng từ là tốt nhất, mặc dù các nước nghèo đến nước giàu người ta cũng không dám dùng cộng hưởng từ để tầm soát vì nó rất đắt. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bệnh nhân thì chỉ định chụp cộng hưởng từ là phương án tối ưu nhất. CHT khác với chụp cắt lớp là không có tia xạ, không ảnh hưởng đển sức khỏe vì thế CHT chụp được cả thai nhi. Chụp CHT sọ não thì không ảnh hưởng sức khỏe phát hiện nhiều bệnh từ bệnh não đến dị dạng mạch não.

PGS. Hùng cũng thông tin thêm, nhiều người hay nhầm lẫn giữa giụp cắt lớp (CT) với cộng hưởng từ cần phải hiểu thêm, thông thường mỗi một kỹ thuật có một thế mạnh, cắt lớp (CT) có tác dụng tốt là xem được trong xương sọ, xem được khối u có can xi, hoặc do chảy máu chấn thương sọ não thì chụp CT tốt hơn.

Nhưng đại đa số 90% bệnh sọ não thì chụp CHT tốt hơn. Tốt hơn ở 2 nghĩa thứ nhất là không độc hại vì nó không phải tia xạ, thứ 2 phát hiện bệnh tốt hơn ví dụ như tổn thương não nhỏ đặc biệt là u nhỏ nền sọ nếu chụp CT hay bị nhiễu không phát hiện còn nếu chụp CHT sẽ tốt hơn.

Bên cạnh những căn bệnh nguy hiểm do u não, phình mạch não... thì những bệnh nhân đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cần lưu ý là phải duy trì thuốc một thời gian cộng với tập luyện thể thao. Không nên dùng một đợt thấy đỡ rồi thì lại dừng. Đau đầu do tuần hoàn não hay đau khi thời tiết thay đổi (khi trời lạnh) mạch co lại gây đau đầu (do thiếu máu não). Nên khi trời rét những người hay bị rôi loạn tuần hoàn não phải giữ cho mình ấm, ấm ở đầu, ở cổ.

“Tôi cũng chia sẻ khi mình dùng thuốc tuần hoàn não thông thường không cắt cơn ngay mà phải sau một thời gian mới có hiệu quả, tuy nhiên nó sẽ giảm dần và cắt giảm dần (cơn đau giảm dần, thời gian giảm dần, cường độ đau giảm). Ngay cả bình thường nó hết nhưng thay đổi thời tiết nó vẫn lên cơn đau, thời gian sau nó giảm dần”, PGS. Hùng khuyến nghị.

Đau đầu khi nào cần đi bác sĩ?
Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast