Khi con bị xâm hại, thay vì lo lắng sợ hãi, cha mẹ cần làm gì?

Khi con là nạn nhân của việc bị dâm ô, xâm hại tình dục, không ít phụ huynh chọn cách im lặng vì xấu hổ, sợ hãi. Tuy nhiên, theo quan điểm của Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM thì việc làm này sẽ không thể giải quyết được vụ việc.

“Có con gái, thực sự cảm thấy lo lắng”, “Có con thì phải giữ cho thật chặt”… Đó là những dòng trạng thái mà các bà mẹ đã treo trên trang cá nhân khi thông tin về các vụ việc lan truyền trên khắp các trang mạng thời gian qua.

Có bà mẹ đã thốt lên: “ Họ không bao giờ hiểu được những tổn thương mà người bị hại phải chịu đựng nó đáng sợ đến nhường nào, dai dẳng đến bao lâu, tổn thương đến mức nào. Đau lắm... Thương lắm... Rồi nước mắt cứ chảy mãi chẳng ngưng”.

Nhiều năm đồng hành với trẻ bị xâm hại tình dục, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ khẳng định, để lấy lại công bằng cho trẻ, gia đình không còn cách nào khác là hãy mạnh dạn tố cáo, hợp tác với cơ quan chức năng để nhanh chóng đưa vụ việc ra ánh sáng.

Khi con bị xâm hại, thay vì lo lắng sợ hãi, cha mẹ cần làm gì?

Luật sư Ngọc Nữ tha thiết mong cha mẹ khi phát hiện con bị xâm hại, hãy mạnh dạn tố cáo với cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của con. Ảnh: NVCC

Dưới đây là những việc gia đình cần thực hiện ngay bị phát hiện con bị xâm hại để nhanh chóng đưa vụ việc ra ánh sáng.

Điều đầu tiên, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, báo cáo ngay với tổ dân phố, hội phụ nữ, công an phường ngay khi phát hiện vụ việc.

Đối với trẻ mới bị xâm hại thì giữ nguyên hiện trường, tuyệt đối không được xóa dấu vết ở trên người con như vết máu, tinh dịch.

Lưu lại hết những chứng cứ như hình ảnh, máy tính, điện thoại có liên quan đến việc xâm hại nhằm giúp công an phá án.

Nếu vụ việc xảy ra lâu rồi thì đưa trẻ đến cơ quan y tế thăm khám và làm ngay đơn tố cáo kèm theo kết luận của cơ quan y tế.

Đồng thời, cha mẹ hãy gọi ngay đến đường dây nóng sau để được hỗ trợ.

•Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - thương binh - xã hội: 18001567

Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111, hoạt động 24/24 và dùng trên toàn quốc.

• Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM: 18009069.

• Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM): 0906 386 166.

Khi con bị xâm hại, thay vì lo lắng sợ hãi, cha mẹ cần làm gì?
Theo emdep.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast