Chuyển giao KHKT trong sản xuất, chăn nuôi cho nông dân

(Baohatinh.vn) - Sáng 13/5, tại xã Khánh Lộc (Can Lộc), Công ty CP Ứng dụng công nghệ xanh Việt Nam phối hợp với Công ty CP Công nghệ sinh học mùa Xuân tổ chức hội thảo “Công nghệ sinh học – bước đột phá của nền nông nghiệp thế kỷ XXI” cho nông dân huyện Can Lộc.

Với mục tiêu đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, Công ty CP Công nghệ xanh Việt Nam và Công ty CP Công nghệ sinh học xùa Xuân đã tư vấn, hướng dẫn, chuyển giao KH-KT chăn nuôi lợn theo hướng công nghệ sinh học cho bà con nông dân huyện Can Lộc. Hội thảo cũng đã giới thiệu các dòng sản phẩm sinh học và các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi hiện đại hiện đang được sử dụng khá phổ biến trên thị trường, đặc biệt là sản phẩm PigMAX.

Chuyển giao KHKT trong sản xuất, chăn nuôi cho nông dân ảnh 1
Cán bộ kỹ thuật Công ty CP Công nghệ xanh Việt Nam giới thiệu các dòng sản phẩm sinh học và các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi...

PiGMAX – là problotics dạng bào tử bền nhiệt có nguồn gốc từ Anh dành riêng cho heo thịt. PiGMAX bổ sung 400 tỷ vi sinh vật có lợi dạng bào tử bền nhiệt giúp heo lớn tự nhiên nhanh nhất, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa tiêu chảy, xóa tan mùi hôi chuồng trại sau 5 ngày sử dụng...

Ngoài ra, cán bộ kĩ thuật của công ty còn hướng dẫn bà con cách chế biến thức ăn cho vật nuôi theo hướng sinh học, đảm bảo chất dinh dưỡng, an toàn, hiệu quả sử dụng cao, giúp tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận trong quá trình sản xuất.

Chuyển giao KHKT trong sản xuất, chăn nuôi cho nông dân ảnh 2
và tặng quà các hộ dân xã Khánh Lộc

Dịp này, Công ty CP Công nghệ xanh Việt Nam, Công ty CP Công nghệ sinh học mùa Xuân cũng đã trao tặng trên 200 suất quà cho các hộ dân, trong đó có sản phẩm PiGMAX dùng thử nghiệm trong quá trình nuôi với tổng giá trị gần 50 triệu đồng.

Sáng 13/5, UBND huyện Kỳ Anh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả sản xuất cánh đồng một giống và các giống lúa khảo nghiệm trong vụ xuân 2015.

Vụ xuân 2015, huyện Kỳ Anh xây dựng 48 mô hình cánh đồng sản xuất một giống với diện tích 1.710 ha (quy mô mỗi cánh đồng từ 20 ha trở lên) tại 17 xã. So với năm 2014, diện tích này tăng lên 860 ha.

Một số mô hình nổi bật như: mô hình liên kết với Công ty TNHH MTV Quế Lâm miền Trung sản xuất 62 ha lúa hữu cơ, sử dụng 100% phân vi sinh và phân khoáng Quế Lâm giống DT 39, RVT; mô hình liên kết với Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh khảo nghiệm giống N25, Khang dân chọn lọc; liên kết với Công ty CP Giống cây trồng Trung ương chi nhánh miền Trung sản xuất thử 20 ha giống Thiên ưu 8.

Chuyển giao KHKT trong sản xuất, chăn nuôi cho nông dân ảnh 3

Các giống đều có tính ổn định cao, chống chịu thời tiết, sâu bệnh tốt, năng suất cao

Qua sản xuất cho thấy, các giống đều có tính ổn định cao, chống chịu thời tiết, sâu bệnh tốt, thích ứng rộng, năng suất bình quân 52- 55 tạ/ha, cao hơn đại trà 10%.

Đặc biệt, việc xây dựng cánh đồng một giống tạo được sự đồng thuận của bà con nông dân. Phương pháp canh tác này thuận lợi cho điều hành nước tưới, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch đồng đều, nhanh, áp dụng được các biện pháp kỹ thuật thâm canh.

Riêng mô hình sản xuất lúa hữu cơ đã tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững. Sản phẩm lúa gạo có giá trị cao hơn 10% so với các loại sản xuất bằng phương pháp truyền thống.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast