Những bất cập trong quá trình xây dựng NTM ở Thạch Kim

Với đặc thù là một địa phương ven biển, đất chật, người đông, xã Thạch Kim huyện Lộc Hà đang phải đối mặt với không ít vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Trong tổng diện tích hơn 100 mét vuông đất, gia đình ông Hoàng Đình Viện – thôn Long Hải – xã Thạch Kim có đến 12 thành viên cùng chung sống. Ngoài những sinh hoạt cá nhân được go ghép với nhau trong các phòng hết sức nhỏ bé thì ông Viện còn phải dành một khoảng không gian nhỏ để phục vụ cho việc hành nghề thuốc bắc của mình. Hiện tại, chật chội buộc họ phải tận dụng thêm phần diện tích ở cả khu bếp và công trình phụ để đặt thêm một cái giường đơn. Về lâu dài, đất thì ngày càng chật, trong khi 7 người con cũng phải tính đến chuyện dựng vợ gả chồng, thiếu chỗ ở đang là điều khiến những người làm cha làm mẹ phải day dứt trăn trở…

Thạch Kim với những con ngõ chỉ đủ cho một chiều xe đạp đi lại
Thạch Kim với những con ngõ chỉ đủ cho một chiều xe đạp đi lại

Cách đó không xa, trong phần diện tích ít ỏi của gia đình ông Trần Minh Duệ cũng có đến 4 thế hệ gồm 11 người chung sống. Riêng trong căn phong 8 mét vuông cạnh khu vực nấu ăn đã là không gian sinh hoạt của 6 người, hai người già gần 90 tuổi, hai vợ chồng người con và vài đứa cháu nhỏ. 1 cái tủ, 4 cái giường, vì vướng cái cột nhà không đặt được thêm giường nên nghiễm nhiên nó trở thành lối đi duy nhất trong phòng… Phần diện tích còn lại là không gian bếp, phòng khách và một cái gác lửng ngay trên phòng bếp để cho các con – đứa đi làm, đứa đi học sử dụng… Đến tuổi cổ lai hy, ông Trần Minh Duệ vẫn không nguôi nổi lo về nơi ăn chốn ở cho các thế hệ con cháu sau này.

Ông cho biết: Biết răng được bây giờ? Đời cua cua máy, đời cáy cáy bò… giờ chỉ biết đến thế này thôi, đất chật người đông, không tính tiếp được…

Ông Trần Minh Duệ với nổi niềm thời cua cua máy, thời cáy cáy bò…
Ông Trần Minh Duệ với nổi niềm thời cua cua máy, thời cáy cáy bò…

Với xã Thạch Kim, một vùng được xem là đất chật người đông của Hà Tĩnh, nhà ở, đất ở đang là vấn đề nan giải ở đây. Theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, muốn đạt tiêu chí số 9 về nhà ở với xã Thạch Kim là không đơn giản. Nhà tạm, dột nát có thể không có nhưng tỷ lệ 80% nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ xây dựng là khó bởi nó liên quan trực tiếp đến vấn đề xây dựng, nâng cấp sửa chữa. Muốn nhà nông thôn đạt chuẩn, muốn việc chỉnh trang khu dân cư hoàn thiện theo quy hoạch… về tiềm lực trong dân có thể làm được nhưng câu chuyện ở đây là không có đất để làm. 32 ha trên 11 ngàn nhân khẩu, đây là lý do tại sao ở Thạch Kim, tình trạng nhà ở cơi nới, nhà án hành lang giao thông, thậm chí mái che nhà trùm kín cả lối đi như … là khá phổ biến. Mạnh ai nấy làm, vì không có đất, mọi người cứ mặc nhiên tận dụng mọi khoảng không có thể, nhà ở dân cư cứ thế phát triển không theo một khuôn mẫu, một quy hoạch tổng thể nào…

Lý giải điều này, ông Trần Văn Toàn – Xóm Xuân Phượng, cho biết: “Thạch Kim vất vả lắm. Ở không có, đến chết cũng không có đất nữa. Người Thạch Kim toàn phải sang Thạch Bằng mua đất để cho người chết thôi…”

Cũng trong nỗ̉i trăn trở này, dưới góc nhìn của một vị bí thư chi bộ, kiêm trưởng thôn Long Hải, là người trực tiếp tuyên truyền, thực hiện các nội dung liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xd NTM, ông Lê Ngọc Trí cho rắng: Thực tế nhà ở, đất ở tại Thạch Kim không chỉ tiên quan đến vấn đề quy hoạch, chỉnh trang khu dân cư mà quan trọng nhất là nó ảnh hưởng và có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Những con đường nhỏ hẹp, ngập úng, những lối đi chỉ đủ cho một người đi, nơi rộng nhất cả hành lang cũng chưa đầy 1 mét rưỡi… nhưng ở những con đường này, không gian phía trên thì đã bị các gia đình cơi nới làm nhà ở… Còn theo cách nói của ông Trần Trọng Thanh – một người dân xã Thạch Kim, khái niệm về trục đường liên gia, liên thôn, liên xã… được nhựa hoá, cứng hoá theo chuẩn 3m, 5m, 7m, 9m… là điều không thể.

Quỹ đất duy nhất là khu vực gần âu thuyền nhưưng vẫn không đủ tái định cư cho các hộ ngoài kè chắn sóng
Quỹ đất duy nhất là khu vực gần âu thuyền nhưưng vẫn không đủ tái định cư cho các hộ ngoài kè chắn sóng

Theo ông Hà Minh Tân – Chủ tịch UBND xã Thạch Kim thì đây cũng là trăn trở của chính quyền địa phương trong suốt thời gian qua: Đất ở thì chật chội, quỹ đất dự phòng duy nhất dùng để quy hoạch dãn dân là khu vực âu thuyền nhưng vẫn không đủ để tái định cư cho các hộ ven kè chắn sóng. Đây cũng là một trong những lý do tại sao ở Thạch Kim, mấy năm nay tình trạng biển xâm thực ngày càng lấn sâu vào đất liền một cách trầm trọng nhưng vẫn có đến 60 hộ dân buộc phải sinh sống ngoài kè chắn sóng ven biển. Sắp tới, dự án cũng cố, nâng cấp tuyến đê biển, đê cửa sông kết hợp giao thông dọc bờ biển sẽ tiến hành triển khai đoạn qua xã Thạch Kim, tuy nhiên, với thực trạng không đủ quỹ đất tái định cư như hiện nay, phần lớn các hộ này vẫn phải chấp nhận sinh sống ngoài kè chắn sóng. Đây là điều bất khả kháng bởi thực tế câu chuyện đất chật người đông từ lâu đã thành nan giải ở Thạch Kim. …

Muốn xây dựng nông thôn mới, muốn từng bước giải quyết căn cơ nhiều vấn đề khó ở đây như nước sạch vệ sinh môi trường, tiêu chí giao thông, nhà ở dân cư, tình trạng biển xâm thực đất…bài toán mà Đảng bộ và chính quyền địa phương phải nghĩ đến chính là việc giãn dân. Tuy nhiên, tái định cư chỗ nào trong điều kiện quỹ đất hạn hẹp… thì nó đã không còn là câu chuyện của riêng xã Thạch Kim.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast