Nông dân Thạch Hà tập trung xuống đồng bổ cứu vụ xuân

(Baohatinh.vn) - Ngay sau hội nghị bổ cứu sản xuất của tỉnh diễn ra, huyện Thạch Hà đã khẩn trương đăng ký giống hỗ trợ cho bà con nông dân khắc phục lúa hư hại do đợt rét lịch sử vừa qua. Chỉ sau 2 ngày, gần 20 tấn giống đã được cấp về tận các hộ dân…

“Tháng giêng là tháng ăn chơi”, thế nhưng bà con nông dân xã Thạch Kênh (Thạch Hà) đã tập trung ra đồng gieo mạ bổ cứu lúa xuân.
“Tháng giêng là tháng ăn chơi”, thế nhưng bà con nông dân xã Thạch Kênh (Thạch Hà) đã tập trung ra đồng gieo mạ bổ cứu lúa xuân.
“Tháng giêng là tháng ăn chơi”, thế nhưng bà con nông dân xã Thạch Kênh (Thạch Hà) đã tập trung ra đồng gieo mạ bổ cứu lúa xuân.

“Tháng giêng là tháng ăn chơi”, thế nhưng bà con nông dân xã Thạch Kênh (Thạch Hà) đã tập trung ra đồng gieo mạ bổ cứu lúa xuân.

Nông dân Thạch Hà tập trung xuống đồng bổ cứu vụ xuân ảnh 4

Chị Trần Thị Hương, thôn Nam Kênh làm 7 sào lúa thì cả 7 sào đều không thể vượt qua được thời tiết khắc nghiệt của đợt rét kỷ lục. Được hỗ trợ giống cấp bổ sung từ tỉnh, chị ngâm ủ luôn để kịp xuống giống đúng thời vụ.

Chị Hương cho biết: “Vì gieo đúng đợt rét nên toàn bộ diện tích phải làm lại. Cả làng này hầu như gia đình nào cũng có lúa chết rét, ít thì một vài sào, nhiều thì 5- 6 sào. Chẳng còn thời vụ nữa nên mộng đủ ngày là phải ra đồng luôn. Gia đình tôi ra đồng từ trưa, vừa cày đất, vừa vun luống gieo mạ và che phủ ni lông. Nếu thời tiết thuận lợi thì khoảng 10- 12 ngày nữa là có thể cấy”.

Nông dân Thạch Hà tập trung xuống đồng bổ cứu vụ xuân ảnh 5

Còn chị Nguyễn Thị Hiền, cùng thôn thì may mắn hơn. Nhờ chủ động phương án cho mình, gia đình chị đã bắc bổ sung mạ từ ngày 26 tết. Đến nay, mạ đã được 3 lá, khoảng vài ngày nữa là có thể xuống cấy được. Lần này, gia đình chị chỉ nhận thêm 2,5 kg giống SV181 từ hỗ trợ của tỉnh để bổ sung cho số diện tích gieo thẳng bị chết.

Trước thực trạng diện tích lúa chết rét lớn, ngay sau tết, xã Thạch Kênh đã chỉ đạo bà con nông dân ra đồng gieo cấy lại bằng các loại giống như: khang dân đột biến, TH3-3. Ông Nguyễn Duy Hoàng - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kênh cho biết: “Từ ngày mùng 8 âm lịch (14/1), xã đã chỉ đạo bà con xuống đồng gieo thẳng lại 100 ha, chủ yếu nguồn giống chủ động của bà con. Để phủ kín hết diện tích, xã đã chỉ đạo bà con bắc mạ bổ sung 30 ha. Trong đó, ngoài nguồn hỗ trợ 100% giống và ni lông của tỉnh và huyện, xã còn bố trí vùng đất để bà con ra quân bắc mạ tập trung, đảm bảo cho sự sinh trưởng tốt nhất cho mạ”.

Trước thực trạng diện tích lúa chết rét lớn, ngay sau tết, xã Thạch Kênh đã chỉ đạo bà con nông dân ra đồng gieo cấy lại bằng các loại giống như: khang dân đột biến, TH3-3.

Ông Nguyễn Duy Hoàng - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kênh cho biết: “Từ ngày mùng 8 âm lịch (14/1), xã đã chỉ đạo bà con xuống đồng gieo thẳng lại 100 ha, chủ yếu nguồn giống chủ động của bà con. Để phủ kín hết diện tích, xã đã chỉ đạo bà con bắc mạ bổ sung 30 ha. Trong đó, ngoài nguồn hỗ trợ 100% giống và ni lông của tỉnh và huyện, xã còn bố trí vùng đất để bà con ra quân bắc mạ tập trung, đảm bảo cho sự sinh trưởng tốt nhất cho mạ”.

Trong đợt rét được ghi nhận kỷ lục nhất trong vòng 30 năm qua, Thạch Hà có đến 1.672 ha lúa gieo thẳng và 12,5 ha mạ bị chết, không thể phục hồi. Bằng việc trích kinh phí hỗ trợ từ huyện, trước ngày bổ cứu, Thạch Hà đã chủ động cung ứng 5,2 tấn lúa về tận hộ sản xuất, sớm giải quyết hậu quả thiệt hại.

Trong đợt rét được ghi nhận kỷ lục nhất trong vòng 30 năm qua, Thạch Hà có đến 1.672 ha lúa gieo thẳng và 12,5 ha mạ bị chết, không thể phục hồi. Bằng việc trích kinh phí hỗ trợ từ huyện, trước ngày bổ cứu, Thạch Hà đã chủ động cung ứng 5,2 tấn lúa về tận hộ sản xuất, sớm giải quyết hậu quả thiệt hại.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Tuấn Thanh xuống tận ruộng để kiểm tra tình hình khắc phục thiệt hại, đồng thời hướng dẫn địa phương thực hiện đúng quy trình, đảm bảo đúng giống, đúng diện tích, nhất quyết không để bỏ hoang diện tích.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Tuấn Thanh xuống tận ruộng để kiểm tra tình hình khắc phục thiệt hại, đồng thời hướng dẫn địa phương thực hiện đúng quy trình, đảm bảo đúng giống, đúng diện tích, nhất quyết không để bỏ hoang diện tích.
Không chỉ tại Thạch Kênh, suốt dọc từ Thạch Long, Thạch Liên đến xã Phù Việt, Việt Xuyên, bà con nông dân đều hối hả xuống đồng cấy lúa, bắc mạ.

Không chỉ tại Thạch Kênh, suốt dọc từ Thạch Long, Thạch Liên đến xã Phù Việt, Việt Xuyên, bà con nông dân đều hối hả xuống đồng cấy lúa, bắc mạ.

Điều đáng lo ngại nhất là, hiện nay một số diện tích, nhất là ở những xã cuối kênh tưới mặt ruộng đã cạn khô nước. Nếu thời tiết giữ trạng thái chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của lúa trong thời kỳ dưỡng.

Điều đáng lo ngại nhất là, hiện nay một số diện tích, nhất là ở những xã cuối kênh tưới mặt ruộng đã cạn khô nước. Nếu thời tiết giữ trạng thái chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của lúa trong thời kỳ dưỡng.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast