Rà soát, xử lý dứt điểm các cơ sở không đảm bảo an toàn vệ sinh thú y

(Baohatinh.vn) - Sáng 10/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn và Giám đốc Sở NN&PTNT Đặng Ngọc Sơn chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về bổ cứu công tác quản lý giết mổ, vệ sinh thú y.

Rà soát, xử lý dứt điểm các cơ sở không đảm bảo an toàn vệ sinh thú y ảnh 1
Rà soát, xử lý dứt điểm các cơ sở không đảm bảo an toàn vệ sinh thú y ảnh 2

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành liên quan, các địa phương tập trung tuyên truyền thường xuyên, liên tục, sâu rộng xuống tận người dân; rà soát, kiểm tra để loại bỏ các cơ sở kinh doanh, giết mổ gia súc gia cầm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Thời gian qua, tỉnh đã tập trung cao cho công tác quản lý giết mổ và các hoạt động kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn. Theo đó, ngành NN&PTNT tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm chặt chẽ theo các nhóm lĩnh vực; thường xuyên kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản...; đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

Đến nay, toàn tỉnh đến nay toàn tỉnh có 1 nhà máy giết mổ gia súc - chế biến súc sản và 27 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, trong đó 20 cơ sở nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới đưa vào hoạt động, 7 cơ sở đang hoàn thiện.

Các huyện: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh... có kế hoạch cụ thể, chính sách tốt và tập trung chỉ đạo quyết liệt nên công tác quản lý giết mổ và tiến độ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo. Song, có những địa phương, tiến độ xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung còn chậm như: Hương Khê, Vũ Quang, Nghi Xuân.

Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, quản lý giết mổ chưa được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, nhiều nơi còn buông lỏng, mang tính hình thức. Nhiều loại thực phẩm được đưa về tiêu thụ không qua chợ đầu mối là những kênh phân phối tiềm ẩn nguy cơ kém chất lượng, mất an toàn thực phẩm.

Một số cơ sở giết mổ tập trung xây dựng xong nhưng số lượng gia súc đưa vào giết mổ bình quân/ngày đêm quá ít như: cơ sở tại xã Song Lộc (Can Lộc) chưa có gia súc giết mổ, cơ sở tại xã Đức Dũng (Đức Thọ) giết mổ 15 con lợn…

Sở NN&PTNN đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới về công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, hoạt động kinh doanh, giết mổ và vận chuyển gia súc, gia cầm; chỉ đạo, đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung còn lại nhằm đảm bảo 100% gia súc được đưa vào giết mổ tập trung trong năm 2015. Cùng đó là ban hành quy định (dự thảo) xử phạt vi phạm hành chính trong giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đánh giá cáo kết quả bước đầu với nhiều chuyển biến tích cực từ nhận thức cho đến hành động trong công tác quản lý giết mổ, vệ sinh thú y trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân chưa cao, chế tài xử lý còn yếu, giải quyết thiếu hiệu quả...

Thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành liên quan, các địa phương tập trung tuyên truyền thường xuyên, liên tục, sâu rộng xuống tận người dân; rà soát, kiểm tra để chấm dứt loại bỏ các cơ sở kinh doanh, giết mổ gia súc gia cầm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện đầy đủ công tác kiểm soát, kiểm dịch, tiêm phòng nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.

Sớm thống nhất ban hành quyết định về quản lý và xử phạt hành chính trong công tác giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trêm địa bàn để các địa phương cơ cở sở triển khai thực hiện. Ngoài ra, cần thành lập đoàn kiểm tra đột xuất, đồng thời phát hiện xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm...

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast