Vụ đông hàng hóa và những bước “giật lùi” (Bài 3): Đầu tư “trúng đích”, giành lại vị thế!

Vụ đông hàng hóa và những bước “giật lùi” (Bài 3): Đầu tư “trúng đích”, giành lại vị thế!

Dẫu gì, cái “lõi” của sản xuất hàng hóa vẫn là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Suy giảm đầu tư sẽ khiến cho nền sản xuất bị trì trệ, ngành nông nghiệp hàng hóa cũng theo đó mất đà tăng trưởng...

Vụ đông hàng hóa và những bước “giật lùi” (Bài 3): Đầu tư “trúng đích”, giành lại vị thế!

Không ít ý kiến ngậm ngùi: “DN trong lĩnh vực nông nghiệp là đứa con ngoan nhưng thiếu bàn tay chăm sóc” quả không sai. Nhìn vào thực tế, sức đầu tư vào vụ đông của Hà Tĩnh đang dần thu hẹp và trầm lắng. Rất nhiều cơ sở sản xuất chỉ dừng lại ở... mô hình! DN chủ yếu tham gia để bán giống và gần như không có lấy một DN “nên nổi” nào đảm đương được vai trò đầu kéo cho sản xuất hàng hóa.

Ông Trần Hữu Tuyên - Giám đốc Công ty TNHH Vitad cho biết: “DN tham gia vướng phải những “điểm nghẽn” về thể chế phát triển nông nghiệp nói chung, cơ chế, chính sách, hạ tầng và cả những vấn đề liên quan đến cải cách hành chính. Khi những vấn đề này được giải quyết thì tạo động lực cho DN đầu tư vào nông nghiệp một cách bài bản. Từ đó, sẽ tạo sức lan tỏa cho các nhà đầu tư”.

Vụ đông hàng hóa và những bước “giật lùi” (Bài 3): Đầu tư “trúng đích”, giành lại vị thế!

Cần những cơ chế chính sách cho mô hình sản xuất đối tượng cây trồng mới, vừa đa dạng sản phẩm, vừa tăng cao giá trị.

Vụ đông hàng hóa và những bước “giật lùi” (Bài 3): Đầu tư “trúng đích”, giành lại vị thế!

Còn nhớ, vụ đông 2016, Công ty TNHH Vitad đã “tạm ứng” cho các địa phương hơn 3 tỷ đồng tiền giống ngô để bổ cứu sản xuất sau lũ. Số tiền này, theo kế hoạch sẽ được chuyển trả từ nguồn hỗ trợ khắc phục hậu quả lũ lụt do tỉnh phân bổ về từng địa phương. Hai năm sau, DN này hết “gõ” cửa cơ quan quản lý đến chính quyền địa phương, số tiền nợ vẫn chưa thu hồi đủ.

Chưa hết, một năm sau đó, chính sách hỗ trợ 100% giống vụ đông được thực hiện theo cách thức đấu thầu thì một lần nữa, các DN tham gia rơi vào thế khó vì sự cứng nhắc, rối rắm từ thủ tục hành chính của địa phương!

Cơ chế, chính sách là chất kết dính trong liên kết “4 nhà”, đó cũng là điều kiện để dẫn kênh vốn của DN vào nông nghiệp. Đừng để những “điểm nghẽn” khiến DN càng bị đẩy xa hơn với sản xuất.

Vụ đông hàng hóa và những bước “giật lùi” (Bài 3): Đầu tư “trúng đích”, giành lại vị thế!

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Sản phẩm vụ đông không chỉ tạo ra thu nhập cho người dân mà còn mang vai trò cân đối nguồn an sinh xã hội của cả con người và vật nuôi. Tuy nhiên, vụ đông muốn vươn lên thành mũi nhọn định danh thương hiệu thì cần phải phát triển chiều sâu với quy mô lớn hơn. Trong đó, sự quan tâm của chính quyền địa phương trong định hướng sản xuất cũng như quyết sách đầu tư chính là giải pháp quyết định”.

Vụ đông hàng hóa và những bước “giật lùi” (Bài 3): Đầu tư “trúng đích”, giành lại vị thế!

Nông nghiệp công nghệ cao là định hướng phát triển bền vững cho vụ đông Hà Tĩnh.

Đúng vậy, thực tiễn sản xuất là câu trả lời chính xác nhất cho thái độ của các cấp lãnh đạo địa phương. Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền, hiện nay, nhiều nơi đã áp dụng thành công mô hình nhà lưới, nhà màng để vượt khỏi thời tiết khó khăn, sản xuất vụ đông theo hướng ứng phó và áp dụng công nghệ cao như: Mô hình trồng rau, củ, quả Tượng Sơn (Thạch Hà), Kỳ Bắc, Kỳ Sơn (Kỳ Anh); mô hình dưa lưới ở Yên Hồ (Đức Thọ), Thạch Điền (Thạch Hà)...

Vụ đông hàng hóa và những bước “giật lùi” (Bài 3): Đầu tư “trúng đích”, giành lại vị thế!

Ông Dương Kim Huy - Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn (Thạch Hà) cho biết: “Thực chất, đầu tư mỗi nhà lưới mất khoảng vài chục triệu đồng nhưng hiệu quả kinh tế bà con nhận lại bền vững hơn. Sản xuất quanh năm không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, tranh thủ được thị trường khó tính và phòng trừ sâu bệnh tốt hơn”.

Điều đáng nói, vụ đông, Hà Tĩnh cần nhiều hơn thế. Đó là cuộc đầu tư tổng lực cả về nguồn lực, chính sách đất đai, cơ chế đầu tư hướng đến mô hình tích tụ ruộng đất, tạo ra những sản phẩm đồng nhất và mũi nhọn.

Vụ đông hàng hóa và những bước “giật lùi” (Bài 3): Đầu tư “trúng đích”, giành lại vị thế!

Rau, củ, quả trên cát vẫn là cây trồng chủ lực đối với bà con vùng bãi ngang Hà Tĩnh.

Chẳng hạn, kể cả chính sách từ Nghị quyết 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới, đô thị tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2020 (Nghị quyết 123) và Quyết định 868/QĐ-UBND của UBND tỉnh về hướng dẫn quy trình thực hiện chính sách theo Nghị quyết 123, người sản xuất cũng không dễ dàng “với” tới. Từ đầu năm đến nay, chính sách này chỉ giải ngân được 24,2 tỷ đồng cho 49 khách hàng vay vốn bao gồm tất cả các lĩnh vực. Và, đối với sản phẩm vụ đông thì vẫn là “cánh cửa hẹp”. Phần lớn, người sản xuất “vấp phải” những bất cập về điều kiện tín dụng, phương án khả thi và năng lực quản trị...

Đã đến lúc vụ đông hàng hóa ở Hà Tĩnh cần phải được nhận diện trở lại, bắt nhịp với nền sản xuất nông nghiệp hiện đại chứ không thể là sự mất phương hướng và lệ thuộc vào thị trường. Hãy bắt đầu từ việc tìm cách “vá” những mô hình đang dang dở, vực lại những sản phẩm hàng hóa chủ lực từng là thế mạnh của địa phương.

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast