Xả hồ thủy điện chống hạn

Trước nhận định tình trạng khô hạn tại các tỉnh miền Trung tiếp tục diễn biến phức tạp, từ nay đến 31/8, một loạt hồ thủy điện sẽ được xả nước để lấy nước phục vụ dân sinh và sản xuất vụ hè thu năm 2014.

Trước nhận định tình trạng khô hạn tại các tỉnh miền Trung tiếp tục diễn biến phức tạp, từ nay đến 31/8, một loạt hồ thủy điện sẽ được xả nước để lấy nước phục vụ dân sinh và sản xuất vụ hè thu năm 2014.


Nhiều hồ chứa ở mực nước chết


Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, cho biết, trong tháng 4, mực nước trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm theo xu thế giảm dần. Trên một số sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa đã xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc: Sông Mã tại Lý Nhân 2,28 m; sông Cả tại Yên Thượng 0,45 m; sông Cái Nha Trang tại Đồng Trăng 3,38 m.

Bộ NN&PTNT phối hợp với EVN nỗ lực bằng mọi giá đảm bảo cấp nước đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh từ nay đến hết tháng 8/2014.
Bộ NN&PTNT phối hợp với EVN nỗ lực bằng mọi giá đảm bảo cấp nước đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh từ nay đến hết tháng 8/2014.

Lượng dòng chảy trên phần lớn các sông ở Trung Bộ, Tây Nguyên đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 30 - 90%. Tại một số tỉnh đã xuất hiện khô hạn cục bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.

“Từ nay đến tháng 8, dòng chảy trên các sông từ Nghệ An đến Ninh Thuận tiếp tục giảm dần và có khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 30 - 50%; trên một số sông tiếp tục xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc”, ông Hải nhận định.

Đánh giá về dung tích thực tế tại các hồ chứa thủy lợi lớn, ông Đồng Văn Tự, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi) cho biết: Cả nước hiện chỉ có hồ chứa Kim Sơn (Hà Tĩnh) đầy nước. Còn dung tích thực tế tại các hồ ở Bắc Bộ bình quân đạt 60%, Bắc Trung Bộ 70%, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 50%; trong đó, có một số hồ như Suối Trầu, Sông Trâu, Đạ Hàm ở mức dưới 16%. Tại các hồ chứa thủy lợi nhỏ, tình trạng tương tự cũng đang diễn ra. Cụ thể, các hồ tại Trung Bộ, dung tích thực tế chỉ còn khoảng 40 - 50%. Riêng khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chỉ còn khoảng 15 - 40%; thậm chí, nhiều hồ chứa đã ở mực nước chết hoặc xấp xỉ mức này, có hồ đã cạn kiệt tới đáy. Cụ thể, ở Đắk Lắk chỉ còn 10% số hồ nhỏ còn nước; ở Ninh Thuận có hàng loạt hồ nhỏ như: Thành Sơn, Tà Rang, Bàu Zôn, CK7, Phước Nhơn, Phước Trung… bị cạn kiệt.

Điều tiết nước hồ thủy điện

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, tổng diện tích cây trồng đang trong tình trạng thiếu nước tưới là khoảng 25.000 ha; trong đó có trên 6.000 ha lúa, gần 6.500 ha cà phê và 12.500 ha cây trồng khác. Nếu không được cung cấp nước kịp thời, diện tích sản xuất nông nghiệp bị khô hạn sẽ tiếp tục gia tăng.

Trong khi đó, theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong thời gian tới, lượng mưa ở hầu hết các khu vực đều ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm. Tại khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ và các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, mùa mưa có khả năng đến muộn hơn bình thường.

Trước nhận định này, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, Bộ phối hợp với EVN lên kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy điện lấy nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Theo đó, có một loạt hồ chứa thủy điện sẽ được xả nước từ nay đến 31/8 để cung cấp nước cho các tỉnh, thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Thuận và Ninh Thuận.

Hiện hầu hết các địa phương trong vùng bị hạn đã kiện toàn ban chỉ đạo chống hạn các cấp. Sở NN&PTNT các địa phương cũng đã tham mưu để các tỉnh xây dựng phương án phòng chống hạn cho vụ hè thu và vụ mùa; tính toán trong điều kiện nguồn nước hiện có theo các kịch bản có hoặc không có lũ tiểu mãn. Đặc biệt, các địa phương không để nông dân gieo trồng ngoài kế hoạch vì việc này có thể gây căng thẳng, tranh chấp nguồn nước.

Nguồn: baotintuc.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast