Núi Hồng - Sông La

Đôi vợ chồng ở Hà Tĩnh hơn nửa thế kỷ giữ nghề đan chổi đót

Loan Oanh • 05:00 25/06/2021

Hơn 50 năm gắn bó với cây đót, nghề làm chổi với vợ chồng tôi (ông Ngô Da Định, thôn Hà Ân, xã Thạch Mỹ, Lộc Hà, Hà Tĩnh) không chỉ là miếng cơm, manh áo, là kế sinh nhai mà còn là khát khao gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống.

Hơn 50 năm gắn bó với cây đót, nghề làm chổi với vợ chồng tôi (ông Ngô Da Định, thôn Hà Ân, xã Thạch Mỹ, Lộc Hà, Hà Tĩnh) không chỉ là miếng cơm, manh áo, là kế sinh nhai mà còn là khát khao gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống.

“Ruộng đề huề không bằng nghề cầm tay” – đan chổi là nghề truyền thống do bố mẹ truyền lại và đã giúp vợ chồng tôi nuôi dưỡng 6 người con trưởng thành.

“Ruộng đề huề không bằng nghề cầm tay” – đan chổi là nghề truyền thống do bố mẹ truyền lại và đã giúp vợ chồng tôi nuôi dưỡng 6 người con trưởng thành.

Thôn Hà Ân xưa kia gọi là làng Bến. Làng có 2 nghề chính là đan chổi và chằm tơi. Sau những thăng trầm của thời gian, nghề chằm tơi mai một dần.

Thôn Hà Ân xưa kia gọi là làng Bến. Làng có 2 nghề chính là đan chổi và chằm tơi. Sau những thăng trầm của thời gian, nghề chằm tơi mai một dần.

Sinh ra từ làng Bến, từ người già đến trẻ nhỏ, hầu như ai cũng đều biết đan chổi. Hiện nay, thôn Hà Ân có 274 hộ thì có khoảng 130 gia đình vẫn gắn bó với nghề làm chổi đót.

Sinh ra từ làng Bến, từ người già đến trẻ nhỏ, hầu như ai cũng đều biết đan chổi. Hiện nay, thôn Hà Ân có 274 hộ thì có khoảng 130 gia đình vẫn gắn bó với nghề làm chổi đót.

Khi mới 9 - 10 tuổi, tôi thường xuyên phụ việc cho bố mẹ nên đã thuần thục các công đoạn làm nên một chiếc chổi. Sau này, đan chổi trở thành nghề đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình. Bao gia đình khác ở làng này có tiền “làm nhà, tậu xe” cũng nhờ cây đót.

Khi mới 9 - 10 tuổi, tôi thường xuyên phụ việc cho bố mẹ nên đã thuần thục các công đoạn làm nên một chiếc chổi. Sau này, đan chổi trở thành nghề đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình. Bao gia đình khác ở làng này có tiền “làm nhà, tậu xe” cũng nhờ cây đót.

Bà Thành (Phan Thị Thành, SN 1942) là người đồng hành cùng tôi đan chổi mỗi ngày suốt hơn 50 năm nay. Vợ tôi người xã Phù Lưu, về làm dâu làng Bến từ năm 1968 và bén duyên với nghề làm chổi đót từ đó. Trước đây, vợ chồng tôi vừa làm ruộng, vừa làm chổi nhưng tuổi già, công việc đồng áng vất vả nên 5 – 6 năm trở lại đây, chúng tôi nghỉ làm ruộng.

Bà Thành (Phan Thị Thành, SN 1942) là người đồng hành cùng tôi đan chổi mỗi ngày suốt hơn 50 năm nay. Vợ tôi người xã Phù Lưu, về làm dâu làng Bến từ năm 1968 và bén duyên với nghề làm chổi đót từ đó. Trước đây, vợ chồng tôi vừa làm ruộng, vừa làm chổi nhưng tuổi già, công việc đồng áng vất vả nên 5 – 6 năm trở lại đây, chúng tôi nghỉ làm ruộng.

Nguyên liệu đót chủ yếu được nhập về từ Lào hoặc ở các tỉnh phía Bắc như Điện Biên, Lạng Sơn... Mỗi dịp cuối năm, thương lái chở về thôn Hà Ân hàng trăm tấn để bán cho người dân.

Nguyên liệu đót chủ yếu được nhập về từ Lào hoặc ở các tỉnh phía Bắc như Điện Biên, Lạng Sơn... Mỗi dịp cuối năm, thương lái chở về thôn Hà Ân hàng trăm tấn để bán cho người dân.

Đót mà người dân Hà Ân làm chổi được phơi khô, sáng màu và có độ dai. Mỗi năm, tôi thường mua 2 tấn đót khô, giá dao động từ 25 – 30 triệu đồng/tấn. Với lượng đót này, vợ chồng tôi đan quanh năm, được gần 4.000 cái chổi.

Đót mà người dân Hà Ân làm chổi được phơi khô, sáng màu và có độ dai. Mỗi năm, tôi thường mua 2 tấn đót khô, giá dao động từ 25 – 30 triệu đồng/tấn. Với lượng đót này, vợ chồng tôi đan quanh năm, được gần 4.000 cái chổi.

Nhờ có tay nghề, mỗi ngày, vợ chồng tôi có thể hoàn thành khoảng 15 - 20 cái chổi. Nghề này tuy công việc không nặng nhọc, không đòi hỏi trình độ cao nhưng nhiều công đoạn và phải tỉ mỉ, kỳ công.

Nhờ có tay nghề, mỗi ngày, vợ chồng tôi có thể hoàn thành khoảng 15 - 20 cái chổi. Nghề này tuy công việc không nặng nhọc, không đòi hỏi trình độ cao nhưng nhiều công đoạn và phải tỉ mỉ, kỳ công.

Trước đây, khi con cái còn sống chung thì phụ việc cho bố mẹ, nay các con đã dựng vợ gả chồng. Thỉnh thoảng, các cháu tới chơi thì làm cho vui với ông bà. Có thể sau này chúng nó không làm nghề nhưng là người sinh ra ở Hà Ân, tôi mong muốn các cháu biết về truyền thống của nghề.

Trước đây, khi con cái còn sống chung thì phụ việc cho bố mẹ, nay các con đã dựng vợ gả chồng. Thỉnh thoảng, các cháu tới chơi thì làm cho vui với ông bà. Có thể sau này chúng nó không làm nghề nhưng là người sinh ra ở Hà Ân, tôi mong muốn các cháu biết về truyền thống của nghề.

Bạn đồng hành với vợ chồng tôi trong thời gian đan chổi là chiếc radio nhỏ để nghe tin tức. Với người già như chúng tôi, chiếc đài như người bạn không thể thiếu.

Bạn đồng hành với vợ chồng tôi trong thời gian đan chổi là chiếc radio nhỏ để nghe tin tức. Với người già như chúng tôi, chiếc đài như người bạn không thể thiếu.

Việc đầu tiên để làm ra cái chổi là phải trảy đót, tức là tước bông đót khỏi phần thân và để thành từng bó nhỏ, mỗi bó trừ lại một phần cuống dài để làm cán chổi.

Việc đầu tiên để làm ra cái chổi là phải trảy đót, tức là tước bông đót khỏi phần thân và để thành từng bó nhỏ, mỗi bó trừ lại một phần cuống dài để làm cán chổi.

Từng lọn đót nhỏ được tôi dùng dây mây để quấn. Làm lâu năm quen tay nên tôi dễ dàng ước lượng được cân nặng của mỗi lọn, nhờ đó, lưỡi chổi khi làm xong đều và đẹp hơn. Công đoạn này đòi hỏi người làm phải quấn thật chặt thì chổi mới không bị tời ra.

Từng lọn đót nhỏ được tôi dùng dây mây để quấn. Làm lâu năm quen tay nên tôi dễ dàng ước lượng được cân nặng của mỗi lọn, nhờ đó, lưỡi chổi khi làm xong đều và đẹp hơn. Công đoạn này đòi hỏi người làm phải quấn thật chặt thì chổi mới không bị tời ra.

Dây mây chủ yếu được mua từ vùng Trung Lộc (Can Lộc). Tuy nhiên, hiện nay, do mây không còn nhiều nên người ta còn dùng thêm cả dây nhựa để làm chổi.

Dây mây chủ yếu được mua từ vùng Trung Lộc (Can Lộc). Tuy nhiên, hiện nay, do mây không còn nhiều nên người ta còn dùng thêm cả dây nhựa để làm chổi.

Để chổi bền chắc, tôi cho thanh tre hoặc gỗ vào chính giữa lòng cán rồi dùng búa gỗ hoặc vật nặng gõ đều quanh cán để nén chặt.

Để chổi bền chắc, tôi cho thanh tre hoặc gỗ vào chính giữa lòng cán rồi dùng búa gỗ hoặc vật nặng gõ đều quanh cán để nén chặt.

Hiện nay, nhiều người trong thôn đã làm chổi cán nhựa bởi thời gian sản xuất sẽ nhanh hơn rất nhiều. Riêng tôi vẫn “trung thành” với chổi cán truyền thống là dùng phần thân cây đót làm cán.

Hiện nay, nhiều người trong thôn đã làm chổi cán nhựa bởi thời gian sản xuất sẽ nhanh hơn rất nhiều. Riêng tôi vẫn “trung thành” với chổi cán truyền thống là dùng phần thân cây đót làm cán.

Công đoạn cuối cùng là dùng sợi mây để bện chổi, dân trong làng gọi là xâu chân tít. Phần này được kết 2 vòng, mục đích là làm cho chổi xòe ra, tăng diện tích bề mặt quét.

Công đoạn cuối cùng là dùng sợi mây để bện chổi, dân trong làng gọi là xâu chân tít. Phần này được kết 2 vòng, mục đích là làm cho chổi xòe ra, tăng diện tích bề mặt quét.

Người bện chổi lành nghề sẽ cho ra sản phẩm đều, giữa các lọn không có khe hở, đường dây đan thẳng. Nhờ đó, chổi khi làm xong cầm lên rất chắc chắn.

Người bện chổi lành nghề sẽ cho ra sản phẩm đều, giữa các lọn không có khe hở, đường dây đan thẳng. Nhờ đó, chổi khi làm xong cầm lên rất chắc chắn.

Chi phí nguyên, vật liệu làm ra mỗi cái chổi khoảng 20.000 đồng. Tính ra, lợi nhuận còn khoảng 10.000 đồng/cái. Bảo đan chổi đót làm giàu thì không có nhưng nghề này đã giúp vợ chồng tôi xây nhà, nuôi con, trang trải cuộc sống suốt mấy chục năm qua.

Chi phí nguyên, vật liệu làm ra mỗi cái chổi khoảng 20.000 đồng. Tính ra, lợi nhuận còn khoảng 10.000 đồng/cái. Bảo đan chổi đót làm giàu thì không có nhưng nghề này đã giúp vợ chồng tôi xây nhà, nuôi con, trang trải cuộc sống suốt mấy chục năm qua.

Trước đây, mỗi chuyến xe, vợ chồng tôi chuyển ra TP Vinh (Nghệ An) khoảng vài trăm cái chổi. Vì làm cẩn thận và chú ý từng công đoạn nên chổi của gia đình tôi luôn được thương lái ưa chuộng. Một nửa số đó bán sỉ cho các đại lý với giá 28.000 đồng/cái, số còn lại vợ tôi bán lẻ, giá cao hơn 2-5.000 đồng/cái.

Trước đây, mỗi chuyến xe, vợ chồng tôi chuyển ra TP Vinh (Nghệ An) khoảng vài trăm cái chổi. Vì làm cẩn thận và chú ý từng công đoạn nên chổi của gia đình tôi luôn được thương lái ưa chuộng. Một nửa số đó bán sỉ cho các đại lý với giá 28.000 đồng/cái, số còn lại vợ tôi bán lẻ, giá cao hơn 2-5.000 đồng/cái.

Nghề chổi đót không chỉ là kế sinh nhai mà đã trở thành một nét đẹp văn hóa riêng, ăn sâu vào máu thịt của người dân thôn Hà Ân. Thương hiệu chổi đót Hà Ân vẫn đang được bà con gìn giữ, bảo tồn và phát triển mang bản sắc địa phương.

Nghề chổi đót không chỉ là kế sinh nhai mà đã trở thành một nét đẹp văn hóa riêng, ăn sâu vào máu thịt của người dân thôn Hà Ân. Thương hiệu chổi đót Hà Ân vẫn đang được bà con gìn giữ, bảo tồn và phát triển mang bản sắc địa phương.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM