Những mùa trăng nhiệm màu…

(Baohatinh.vn) - “ Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình...” - mỗi năm, khi vầng trăng tháng tám bắt đầu tròn đầy thì câu hát tuổi thơ xa lắc ấy lại cứ dội về trong tâm tư tôi. Câu hát đã đồng hành cùng tôi qua bao nhiêu mùa trung thu thơ ấu nghèo khó giờ vẫn vang lên rộn rã giữa yến tiệc trung thu linh đình của trẻ nhỏ, như thể đó là một thanh âm màu nhiệm của tuổi hồng...

Những mùa trăng nhiệm màu…
Những mùa trăng nhiệm màu…
Những mùa trăng nhiệm màu…

Cứ mỗi mùa trung thu đến, những đứa trẻ trong xóm nhỏ của tôi lại tụ tập nhau dưới gốc cây ngô đồng trước ngõ để hì hụi làm đèn ông sao. Bao giờ cũng thế, ban đầu là chỉ vài ba đứa nhưng sau chiếc đèn đầu tiên, kiểu gì cũng có thêm dăm ba đứa nữa mang giấy, mang nứa ra để cùng nhau làm. Tuấn - anh cả của nhóm nói với tôi rằng, em không thích đồ chơi Trung Quốc bán sẵn ngoài phố bởi nó làm mất đi nỗi háo hức đợi chờ trung thu. Thuở nhỏ, Tuấn và bạn bè của cậu thường được bố làm đèn cho để chơi và cậu không bao giờ quên được niềm vui, nỗi háo hức mong chờ khi bố cậu chẻ nứa, vót tre, khi mẹ đi chợ và mua về tập giấy màu xanh đỏ rồi tỉ mẩn cắt cắt, dán dán…

Những mùa trăng nhiệm màu…

Những buổi chiều ngắm nghía bọn trẻ cùng nhau làm đèn ông sao, tôi lại da diết nhớ những đêm rằm thuở nhỏ. Hồi đó, đèn ông sao của chúng tôi được làm từ nứa với họa báo chứ không có giấy màu và có khi cả nhóm cũng chỉ có được vài cái đèn. Tuy nhiên, chúng tôi đứa nào cũng có đèn hạt bưởi. Những xâu hạt bưởi được bà và mẹ cất trữ, xâu lại thành từng xâu rồi phơi khô là thứ đèn lung linh, màu nhiệm nhất. Mỗi đêm rằm trung thu, khi vầng trăng đã vượt qua ngọn tre đầu làng, chúng tôi bắt đầu rước đèn trong tiếng trống thùng thình. Những tia lửa li ti phát ra từ những xâu hạt bưởi mang theo mùi thơm nồng đượm của khu vườn, mang theo bao ước vọng của bà, của mẹ và của chính chúng tôi cứ lung linh, màu nhiệm mãi trong ký ức của tôi và bạn bè cùng trang lứa.

Những mùa trăng nhiệm màu…
Những mùa trăng nhiệm màu…

Trong những phút giây nhớ về quá khứ ấy, tôi lại thường mỉm cười hạnh phúc khi nghĩ về hiện tại. Giờ đây, khắp muôn nơi, trẻ nhỏ đều được quan tâm chu đáo. Phố thị phồn hoa hay làng quê hẻo lánh, nơi đủ đầy cũng như nơi thiếu thốn hơi ấm mẹ cha, các em nhỏ đều được tổ chức tiệc trung thu linh đình với mâm cỗ, đèn sao đủ loại, với sự xuất hiện của chị Hằng và đội múa lân vui nhộn. Giữa ánh trăng trong trẻo, những câu chuyện cổ tích lại được kể để thắp lên trong lòng các em những ước mơ, khát vọng.

Những mùa trăng nhiệm màu…

Những mùa trăng nhiệm màu…

Thu Trang - một cán bộ Tỉnh đoàn từng có nhiều năm hóa thân thành chị Hằng Nga vui cùng các em nhỏ, chia sẻ với tôi rằng, được khoác chiếc váy trắng tinh, được kể chuyện cổ tích và lắng nghe những ước mơ hồn nhiên của các em nhỏ là một niềm hạnh phúc. Đã từng đến với các em nhỏ ở nhiều vùng miền khác nhau nhưng xúc động nhất vẫn là những khoảnh khắc vui cùng các em nhỏ mồ côi. Nhìn ánh mắt trong veo của các em, chứng kiến nỗi háo hức của các em với các trò chơi trong đêm hội trăng rằm, lắng nghe những ước mơ, khát vọng mà lần nào chị Hằng cũng phải giấu vội nước mắt.

Những mùa trăng nhiệm màu…

Những mùa trăng nhiệm màu…

Những ngày này, khi cái nắng tháng tám miền Trung đã dịu lại, khi những quả bưởi đã lên sắc vàng óng cũng là lúc hàng quán xôn xao mua bán. Trên phố, những ông bố, bà mẹ đã xắm nắm lựa chọn đồ chơi cho con cái. Người thì chọn đồ chơi truyền thống, người lại chọn đồ chơi hiện đại nhưng tình thương yêu dành cho những đứa con bé bỏng của họ thì hẳn là bao la như nhau. Và, tôi biết, trong dòng người ngược xuôi đó có rất nhiều ông bố, bà mẹ dắt theo con mình ra cửa hàng, mua một ít đồ chơi, bánh kẹo rồi dẫn con ra làng trẻ mồ côi tặng quà cho các bạn. Đó là biểu hiện của lòng nhân ái, đồng thời cũng là cách họ dạy con mình bài học giản đơn về tình thương yêu. Tôi tin rằng, những đứa trẻ được lớn lên trong tình yêu thương và sự dạy dỗ ấy chắc chắn sẽ là những người sống nhân hậu, bao dung, biết sẻ chia với mọi người.

Những mùa trăng nhiệm màu…

Trung thu là một lễ tết truyền thống của dân tộc Việt, bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước. Tết Trung thu diễn ra khi mùa màng vừa xong và trong các nghi thức của lễ tết này, tình yêu thương, sự gắn kết trong gia đình, trong cộng đồng được thể hiện rất rõ.

Tết Trung thu giờ đây không chỉ là chuyện ở một gia đình hay một xóm nhỏ nào nữa mà là việc chung của cả cộng đồng. Ngoài những trò vui chơi, đây còn là dịp để xã hội thể hiện sự quan tâm đối với các em nhỏ. Cùng với những món quà có tính khích lệ, động viên đối với những em chăm ngoan, học giỏi, Tết Trung thu còn là dịp để các tổ chức, cá nhân từ thiện chia sẻ khó khăn với những em thiệt thòi.

Những mùa trăng nhiệm màu…

Những buồn tủi, trống vắng như cũng được lấp đầy cùng mùa trăng. Những khuyết thiếu của cuộc đời như cũng trở nên nhẹ nhàng hơn bằng những ước mơ vừa được thắp lên trong tiếng trống thùng thình, trong điệu múa lân rộn rã, trong câu chuyện cổ tích màu nhiệm của chị Hằng…

Những mùa trăng nhiệm màu…

Ảnh: Huy Tùng - Giang Nam- Phong Linh

Thiết kế: huy Tùng

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast