Cần sự chung tay của cộng đồng

Thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho thanh niên ở Hà Tĩnh được triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, đặc biệt là đã hướng tới đối tương có nguy cơ cao vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng ĐVTN vi phạm pháp luật vẫn tiếp tục xảy ra, tập trung vào một số lĩnh vực an toàn giao thông, trộm cắp, ma túy, tính mạng, chống người thi hành công vụ…

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên:

Toàn tỉnh hiện có gần 30 vạn đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong độ tuổi, chiếm 25 % dân số, 52% lực lượng lao động; số ĐVTN có mặt trên địa bàn chiếm 53%. Thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho thanh niên ở Hà Tĩnh được triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, đặc biệt là đã hướng tới đối tương có nguy cơ cao vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng ĐVTN vi phạm pháp luật vẫn tiếp tục xảy ra, tập trung vào một số lĩnh vực an toàn giao thông, trộm cắp, ma túy, tính mạng, chống người thi hành công vụ….

Thực hiện tốt công tác PBGDPL sẽ góp phần giảm tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật.

Thực hiện tốt công tác PBGDPL sẽ góp phần giảm tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật.

Thực trạng còn nhiều ĐVTN vi phạm pháp luật trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân: vốn sống và hiểu biết xã hội của ĐVTN còn hạn chế; khả năng tiếp nhận thông tin nhanh nhưng ít chọn lọc và dễ bị kích động, lôi khéo, lợi dụng; đồng thời tình trạng thanh niên khó khăn trong cuộc sống, thất nghiệp, chưa có việc làm, quá trình đô thị hóa phát triển nhanh đã có tác động xấu đến lối sống của một bộ phận ĐVTN trong việc chấp hành pháp luật.

Điều đáng nói là không ít ĐVTN do thiếu hiểu biết về pháp luật, đã dẫn đến vi phạm pháp luật. Song, trong công tác PBGDPL cho ĐVTN vẫn còn thiếu chiều sâu, mang tính thời vụ và lẻ tẻ, kinh phí còn hạn hẹp, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên còn thiếu và chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bên cạnh đó, một số cấp bộ Đoàn chưa tham mưu kịp thời và hiệu quả để triển khai công tác PBGDPL, nhiều đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kế hoạch và triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật một cách thường xuyên, chưa tập trung chỉ đạo sát sao, đầu tư kinh phí, trang thiết bị, tài liệu cho công tác này.

Tiếp đó là công tác phối kết hợp giữa các Sở, ban, ngành trong việc giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế; chưa xây dựng được Chương trình phối hợp trong việc PBGDPL cho lực lượng thanh thiếu niên. Chính quyền ở một số địa phương chưa có các biện pháp mạnh, kiên quyết trong đấu tranh xử lý ĐVTN vi phạm pháp luật. Việc đầu tư cơ sở vật chất, các điều kiện cho công tác tuyên truyền pháp luật cho thanh niên chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy việc thu hút, tập hợp sự tham gia của ĐVTN sinh hoạt trong các Câu lạc bộ còn hạn chế.

Để công tác PBGDPL thực sự có hiệu quả, cần nhận được sự quan tâm, đầu tư và tham gia tích cực, chủ động của toàn xã hội. Song song với công tác này các cấp bộ đoàn cần có biện pháp hỗ trợ như hướng nghiệp, dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh thiếu niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn.

Các hoạt động PBGDPL cho thanh niên cần được triển khai thường xuyên, thực chất, có kế hoạch, mục đich phải xác định kết quả đầu ra rõ ràng; cần tập trung vào đối đượng có nguy cơ vi phạm pháp luật cao. Đối tượng thanh niên có nguy cơ vi phạm pháp luật cao thường là thanh niên sống trong gia đình, khu vực đặc biệt như: thanh niên không có trình độ văn hóa, gia đình có bố mẹ ly hôn, bố mẹ phạm tội, hoặc bố mẹ là những người đã và đang tham gia vào các hoạt động “kinh doanh” nhạy cảm phạm pháp; thanh niên không có việc làm… Đây là những đối tượng rất dễ vi phạm pháp luật do bị tác động bởi hoàn cảnh.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast