Chủ động, tích cực trong triển khai thi hành Luật Thanh tra 2010

Ngày 01 tháng 7 năm 2011, Luật Thanh tra 2010 có hiệu lực thi hành. Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã tổ chức Hội nghị toàn quốc bằng hình thức trực tuyến quán triệt Luật Thanh tra; chỉ đạo triển khai việc quán triệt và thực hiện Luật Thanh tra. Theo đó các tổ chức Thanh tra nhà nước ở Hà Tĩnh được quán triệt và tiếp nhận sự chỉ đạo của TTCP trong việc triển khai thi hành Luật, đồng thời Sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm, trong đó có việc triển khai thi hành Luật.

Để thi hành Luật, Chính phủ tiếp tục ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành, đề cập toàn diện các vấn đề Luật chưa có quy định cụ thể. Để chủ động thi hành Luật có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, tôi cho rằng các tổ chức Thanh tra nhà nước trong tỉnh cần tập trung và chủ động làm tốt một số nhiệm vụ công tác sau:

1. Quán triệt toàn diện Luật Thanh tra trong cấp Uỷ, chính quyền các cấp, trong lực lượng cán bộ của ngành, đảm bảo cho người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, thủ trưởng cấp mình thấy rõ được phạm vi công việc vừa rộng, vừa khó khăn phức tạp của tổ chức Thanh tra nhà nước các cấp với 3 lĩnh vực, bao gồm Công tác thanh tra, công tác tiếp dân, giải quyết KNTC, công tác phòng chống tham nhũng. Từ đó quan tâm lãnh đạo chỉ đạo hoạt động, tăng cường tổ chức biên chế, các điều kiện đảm bảo hoạt động; khắc phục khuynh hướng khoán trắng công việc cho Thanh tra,

Công việc này hết sức cần thiết đối với Thanh tra cấp huyện. Bấy lâu nay có thể do lãnh đạo chưa thấy rõ các lĩnh vực công tác thanh tra đảm nhiệm, hoặc do nhiều đơn thư vụ việc, nhưng Thanh tra cấp huyện chủ yếu tập trung cho công tác giải quyết KNTC, sa vào vụ việc cụ thể. Từ nay, cùng với việc thực hiện các công việc khác, Thanh tra cấp huyện cần chủ động tổ chức các cuộc thanh tra kinh tế (kể cả thanh tra đột xuất) để phát hiện, xử lý trước các vi phạm chính sách pháp luật trong quản lý KTXH, hạn chế khiếu kiện nẩy sinh những vấn đề phúc tạp ở cơ sở.

2. Nắm rõ những vấn đề mới được Luật quy định để có phương án triển khai thực hiện ngay từ sau khi Luật có hiệu lực thi hành, không chờ Nghị định.

Chủ động, tích cực trong triển khai thi hành Luật Thanh tra 2010 ảnh 2
Hội nghị toàn quốc quán triệt Luật Thanh tra 2010

Những vấn đề mới của Luật Thanh tra 2010 khá nhiều. Nhưng có 2 vấn đề cần nhận thức và triển khai thực hiện ngay liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra và Chánh Thanh tra các cấp, đó là thực hiện quyền thanh tra đột xuất và quản lý nhà nước về công tác PCTN (đối với Thanh tra tỉnh và thanh tra cấp huyện).

Thứ nhất, là thực hiện quyền thanh tra đột xuất. Theo quy định, Chánh thanh tra các cấp có quyền quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc bổ sung quyền năng này tăng cường tính chủ động cho người đứng đầu các cơ quan thanh tra trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra; bảo đảm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, xử lý hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm tính linh hoạt, nhanh nhạy của thanh tra trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Trong thời gian trước mắt, QLNN công tác Phòng, chống tham nhũng cần tập trung vào mấy nhiệm vụ sau đây:

- Làm tốt công tác tham mưu xây dựng chương trình kế hoạch PCTN hàng năm sát hợp để thực hiện cho năm kế hoạch và chiến lược dài hạn nói chung;

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về PCTN (có sự phối hợp chặt chẽ với BCĐ PCTN cùng cấp).

- Chủ động đôn đốc kê khai và tổng hợp báo cáo kết quả kê khai TSTN theo quy định chung.

- Thực hiện chủ động và có nề nếp chế độ báo cáo công tác phòng chống tham nhũng.

Đây là vấn đề rất lợi khí, tạo tính chủ động cho Thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện, cần phải triển khai thực hiện và phát huy sớm quyền này. Nhưng khi triển khai cũng cần thận trọng trong việc xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cần hình dung những kênh thông tin chính thống, nhưng đa chiều để có được nhiều lượng thông tin để xử lý, như đơn thư phản ánh, tố cáo; các thông tin từ công luận; phản ánh của các ngành nội chính, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Trong vấn đề này cần đề cao tính nhạy bén của cán bộ, TTV; cần tăng cường hoạt động khảo sát, “trinh sát” để có được nhiều thông tin; cần linh hoạt trong vận dụng hình thức để tiếp cận “trinh sát”; tăng cường sử dụng Thẻ Thanh tra trong thực thi công vụ... Đồng thời đề cao tính tự chịu trách nhiệm trong xử lý tình hình và quyết định thanh tra đột xuất của Chánh thanh tra.

Thứ hai: là thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN). Nhiệm vụ này trước đây chưa được quy định trong Luật Thanh tra 2004. Luật PCTN cùng các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chỉ nêu một số vấn đề. Luật Thanh tra 2010 cũng đề cập một cách chung nhất là: Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện có trách nhiệm và chức năng nhiệm vụ giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước (QLNN) về công tác PCTN.

Nội dung QLNN về công tác phòng chống tham nhũng rất rộng. Các văn bản pháp luật hiện có chưa quy định thật rõ và cụ thể, tới đây có thể tiếp tục được quy định và hướng dẫn thêm. Vấn đề cần quán triệt ở đây là cần nề nếp hóa công việc này với một số nội dung chủ yếu ở Thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện, để thực hiện có hiệu quả trách nhiệm PCTN đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác khác. -Mong rằng các tổ chức Thanh tra nhà nước trong tỉnh, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Thanh tra ngay từ những thời gian đầu Luật có hiệu lực thi hành; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; hoàn thành vượt mức chương trình kế hoạch công tác năm 2011.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast