Tăng cường thẩm định tính khả thi, tính pháp lý của các Văn bản QPPL

(Baohatinh.vn) - Chuẩn bị nội dung kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVI, chiều 21/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh có buổi làm việc với Sở Tư pháp để nghe báo cáo kết quả các mặt công tác trong năm 2014.

Tăng cường thẩm định tính khả thi, tính pháp lý của các Văn bản QPPL ảnh 1

Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Trọng Nhiệu: Sở cần chú trọng tới công tác xây dựng văn bản pháp quy và thi hành pháp luật; thẩm định tính khả thi và tính pháp lý của văn bản pháp quy

Đến thời điểm này, bộ máy của Sở gồm Ban Giám đốc, Văn phòng, Thanh tra, 5 phòng chuyên môn và 3 đơn vị sự nghiệp. Sở Tư pháp có 51 cán bộ trong đó, 28 công chức, 21 viên chức và 2 hợp đồng. Tổ chức bộ máy của Sở được kiện toàn theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiệu quả, phù hợp với điều kiện, tình hình đơn vị, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước.

Năm 2014, các nhiệm vụ cơ bản được hoàn thành đúng kế hoạch; vị trí, vai trò của công tác tư pháp tiếp tục được củng cố, tăng cường; góp phần vào công cuộc đổi mới, đảm bảo an sinh xã hội và giữ vững ổn định chính trị, trật tự ATXH.

Điểm nổi bật trong công tác PBGDPL năm 2014 là việc triển khai thi hành Hiến pháp 2013 trên địa bàn tỉnh. Sở Tư pháp đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về việc triển khai thi hành Hiến pháp; tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai thi hành Hiến pháp và phát động Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”, hội nghị trực tuyến Sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

Tăng cường thẩm định tính khả thi, tính pháp lý của các Văn bản QPPL ảnh 2

Ủy viên thường trực HĐND tỉnh Hoàng Thị Cẩm Tú: Sở Tư pháp cần tiếp tục đổi mới và nâng cao hoạt động PBGDPL

Ngoài ra, Sở còn tổ chức hội nghị tập huấn cho thành viên Ban chủ nhiệm CLB TGPL; 56 đợt TGPL lưu động; thực hiện tư vấn, hướng dẫn 982 vụ việc; thẩm định 99 dự thảo Nghị quyết, Quyết định QPPL; góp ý 85 dự thảo văn bản QPPL của Trung ương và của tỉnh.

Sở Tư pháp đã kiểm soát chất lượng và cho ý kiến 20 dự thảo Quyết định công bố TTHC; cập nhật trên 127 TTHC vào phần mềm máy xén và đề nghị Cục kiểm soát TTHC công khai trên cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC.

Tham gia thảo luận tại buổi làm việc, ý kiến của đại biểu xoay quanh công tác quản lý nhà nước về luật sư, tư vấn pháp luật và giám định tư pháp chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả; đội ngũ giám định viên còn thiếu về số lượng; đội ngũ cộng tác viên của Trung tâm TGPL Nhà nước nhiều nhưng chất lượng chưa đồng đều; hoạt động của một số tổ chức hành nghề công chứng thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu ổn định.

Tăng cường thẩm định tính khả thi, tính pháp lý của các Văn bản QPPL ảnh 3

Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Nguyễn Huy Diên cho rằng đội ngũ giám định viên tư pháp còn thiếu về số lượng

Đặc biệt, Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác giám định tư pháp, đăng kí giao dịch bảo đảm ở địa phương nhưng không quản lý về tài chính, tổ chức bộ máy… nên không đủ công cụ để thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng quản lý Nhà nước dẫn đến thực hiện vai trò quản lý Nhà nước còn khó khăn.

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Trọng Nhiệu đánh giá cao nỗ lực của Sở Tư pháp đạt được, đồng thời nhấn mạnh, thời gian tới, Sở cần chú trọng tới công tác xây dựng văn bản pháp quy và thi hành pháp luật; thẩm định tính khả thi và tính pháp lý của văn bản pháp quy; kiểm tra, văn bản QPPL sau khi ban hành; hoàn chỉnh cơ chế quản lý nhà nước về các hoạt động luật sư, công chứng, giám định; kiểm soát việc thực thi TTHC đã được ban hành.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast