Tăng cường tư vấn pháp luật qua điện thoại

Hoạt động trợ giúp pháp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Đối tượng thụ hưởng là người nghèo, người có công cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em lang thang thang không nơi nương tựa, đặc biệt là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn...

Điều đó thể hiện bản chất ưu việt của nhà nước và chế độ ta, qua đó, ý thức pháp luật của người dân không ngừng được nâng cao, góp phần cho công tác quản lý nhà nước được thuận lợi, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của người dân do thiếu hiểu biết pháp luật gây ra.

Tư vấn qua điện thoại là kênh trợ giúp hiệu quả. Ảnh minh họa
Tư vấn qua điện thoại là kênh trợ giúp hiệu quả. Ảnh minh họa

Đối với người nông thôn, miền núi thường thiệt thòi hơn vì kinh tế khó khăn, điều kiện đi lại còn hạn chế... nên việc trợ giúp pháp lý cho những đối tượng này chỉ thông qua hình thức lưu động là chủ yếu. Tuy nhiên, việc trợ giúp pháp luật lưu động chỉ thực hiện định kỳ, và có nhiều hạn chế như: Địa bàn trợ giúp xa, cần phương tiện đi lại, thiếu cán bộ trợ giúp pháp lý, đặc biệt là kinh phí để triển khai trợ giúp lưu động rất khiêm tốn.

Điều đáng mừng qua các phương tiện thông tin đại chúng, công tác tuyên truyền pháp luật, trong đó có Luật trợ giúp pháp lý, đa số đồng bào dân tộc thiểu số điều biết đến Trung tâm trợ giúp pháp lý là nơi họ có thể nhờ tư vấn, giải đáp, tố tụng... miễn phí nhưng biết đến không có nghĩa là họ có điều kiện để đến Trung tâm trợ giúp pháp lý để được giúp về mặt pháp luật.

Thực tế, trong những năm qua, với sự quan tâm và chăm lo đến đồng bào dân tộc thiểu số, song song với đó là sự phát triển thông tin nên hầu như nhà nào cũng có điện thoại di động là một trong nhứng yếu tố quan trọng để được trợ giúp pháp lý qua điện thoại. Nếu gia đình nào chưa có thì có thể nhờ hàng xóm, hoặc ra Bưu điện văn hóa xã để liện lạc với Trung tâm Trợ giúp pháp lý.

Đồng bào dân tộc nghe cán bộ MTTQ nói chuyện. Ảnh: Mattran.org.vn
Đồng bào dân tộc nghe cán bộ MTTQ nói chuyện. Ảnh: Mattran.org.vn

Điểm thuận lợi của việc Trợ giúp pháp lý qua điện thoại là nhanh, gọn, chi phí thấp, đỡ tốn thời gian đi lại, hỗ trợ pháp lý kịp thời cho người dân, ngăn chặn kịp thời các hậu quả pháp lý có thể xảy ra... Thế nhưng, trên thực tế việc trợ giúp pháp lý qua điện thoại còn nhiều hạn chế xuất phát từ nguyên nhân như: Khó có thể xác định đối tượng trợ giúp pháp lý có thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý hay không; không có cơ sở để thanh toán cho cán bộ trực tiếp tư vấn; trình độ năng lực cán trợ giúp pháp lý còn nhiều hạn chế; quy định hướng dẫn về trợ giúp pháp lý qua điện thoại chưa được rõ ràng, chi tiết...đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc trợ giúp pháp lý qua điện thoại.

Việc trợ giúp pháp lý qua điện thoại cho người dân nói chung và vùng nông thôn, miền núi nói riêng là việc làm thiết thực, hiệu quả cần phát huy và triển khai tích cực trong thời gian tới. Đồng thời, khắc phục những hạn chế, bất cập của việc trợ giúp pháp lý bằng phương pháp này, góp phần tạo điều kiện tối đa cho người dân trong việc thụ hưởng chính sách trợ giúp pháp lý của Đảng và Nhà nước ta./.

(47, Hưng Đạo, TP. Kon Tum)

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast