Vay tiền ngân hàng, phải có nghĩa vụ trả nợ như thế nào?

(Baohatinh.vn) - Chị Nguyễn Thị Tâm, trú tại huyện Can Lộc, hỏi:Cách đây 3 năm, bố tôi có vay tiền ngân hàng để mở cửa hàng kinh doanh. Tuy nhiên, công việc kinh doanh không thuận lợi nên gia đình tôi không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Vậy xin hỏi, ngân hàng sẽ xử lý như thế nào về khoản vay của bố tôi?

Trả lời: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, phát sinh nghĩa vụ của các bên là: bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ phải bảo đảm trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng vay tiền giữa ngân hàng và bố chị đã phát sinh nghĩa vụ của bố chị đối với ngân hàng là nghĩa vụ trả nợ. Do vậy, bố chị có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đó như đã cam kết. Khi không có khả năng trả nợ tức là không thực hiện được nghĩa vụ với ngân hàng thì bố chị phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền là ngân hàng và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có.

Trong trường hợp này, ngân hàng có quyền yêu cầu bố chị tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ, hoặc xử lý theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật. Về các biện pháp xử lý thì khi ký hợp đồng vay tiền, giữa ngân hàng và gia đình chị có thể đã thỏa thuận và thực hiện các thủ tục cần thiết để sử dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo Điều 318 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

“1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:

a) Cầm cố tài sản;

b) Thế chấp tài sản;

c) Đặt cọc;

d) Ký cược;

đ) Ký quỹ;

e) Bảo lãnh;

g) Tín chấp.

2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó”.

Như vậy, khi bố chị không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ có các biện pháp xử lý như:

- Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bố chị (nếu có thỏa thuận).

- Xử lý tài sản mà bố chị đã cầm cố, thế chấp (nếu có thỏa thuận).

Tài sản bảo đảm sẽ được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ của bố chị.

Ngoài ra, ngân hàng có quyền khởi kiện bố chị ra Tòa án để yêu cầu bố chị thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast