Đón bằng di tích LS-VH cấp tỉnh nhà thờ Phạm Văn Hạnh

(Baohatinh.vn) - Ghi nhận công trạng của Phạm tướng công - Phạm Văn Hạnh, đến đời nhà Nguyễn, triều đình đã có Sắc chuẩn cho phong thờ ông tại quê nhà để bảo vệ, che chở cho dân làng Xuân Hòa, xã Xuân Hải, tổng Canh Hoạch xưa, nay thuộc thôn Phú Nghĩa, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà.

Sáng 26/2, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà long trọng tổ chức đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Phạm Văn Hạnh.

don bang di tich ls vh cap tinh nha tho pham van hanh

Lãnh đạo huyện Lộc Hà trao bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Phạm Văn Hạnh cho chính quyền địa phương và dòng tộc Phạm Văn ở xã Thạch Bằng.

Di tích nhà thờ họ Phạm Văn Hạnh xưa thuộc làng Xuân Hòa, xã Xuân Hải, tổng Canh Hoạch, nay thuộc thôn Phú Nghĩa, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà. Công trình được xây dựng từ thời Nguyễn để thờ danh tướng Phạm Văn Hạnh thời Hậu Lê.

Trong thời gian khoảng cuối thế kỷ XVI, khi nhà Mạc bị đẩy lùi và dồn về tuyến cao bằng, phụng chiếu vua Lê, Phạm Văn Hạnh đã mưu trí, dũng cảm dẫn đội quân cấm vệ truy bắt tàn quân Mạc, bảo vệ nhà vua, lập nhiều chiến công nên được triều đình sủng ái.

don bang di tich ls vh cap tinh nha tho pham van hanh

Lễ rước bằng công nhận di tích văn hóa – lịch sử cấp tỉnh nhà thờ Phạm Văn Hạnh

Trong một lần đem quân dẹp loạn ở vùng biên giới, ông bị trọng thương rồi mất. Nhà vua vô cùng thương tiếc nên cho nhân dân an táng và lập đền thờ ông tại Cồn Bạc (Hải Dương), ban nhân dân phụng thờ và tôn xưng ngài là Thành hoàng.

Về sau, đến đời nhà Nguyễn, để ghi nhận những công trạng của Phạm tướng công - Phạm Văn Hạnh, triều đình đã có Sắc chuẩn cho phong thờ ông tại quê nhà để bảo vệ, che chở cho dân làng.

Năm 1924, nhân dịp mừng đại lễ tứ tuần, Vua Khải Định tiếp tục ban sắc phong gia tặng "Đoan túc tôn thần"’, đặc chuẩn cho thờ phụng để ghi nhớ ngày lễ lớn của đất nước, làm rạng rỡ đền thờ.

don bang di tich ls vh cap tinh nha tho pham van hanh

Bằng công nhận di tích được đặt trang trọng trong nhà thờ

Từ đó đến nay, nhà thờ Phạm Văn Hạnh trở thành nơi lưu giữ những giá trị tinh thần to lớn, những di vật thiêng liêng của tổ tiên dòng họ Phạm Văn. Hàng năm, vào các dịp lễ, Tết nguyên đán, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, con cháu lại tụ tập đoàn viên, làm tế tế chung, tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao...

Trải bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, nhà thờ đã được tôn tạo, xây dựng lại với các kiến trúc gồm: cổng chính, tắc môn, hạ điện, trung điện và thượng điện. Với những giá trị về lịch sử và văn hóa, nhằm đáp ứng nguyện vọng để nơi đây thành địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh, giáo dục truyền thống, UBND tỉnh đã quyết định trao bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Phạm Văn Hạnh.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast