5 thảm họa tàu ngầm kinh hoàng nhất: Nga-Mỹ chiếm trọn

Tờ Nationalinterest của Mỹ vừa cập nhật 5 thảm họa tàu ngầm tồi tệ nhất diễn trong lịch sử hàng hải của nhân loại.

Nhân sự kiện mất tích bí ẩn tàu ngầm của Bắc Triều Tiên, tờ Nationalinterest của Mỹ vừa cập nhật 5 thảm họa tàu ngầm tồi tệ nhất diễn trong lịch sử hàng hải của nhân loại.

Phải nói ngay rằng kể từ Thế chiến thứ hai, nhiều cường quốc như Mỹ, Nga, hay Trung Quốc đều gặp phải những tai nạn không nhỏ liên quan đến tàu ngầm.

Đây là lĩnh vực có mức rủi ro cao nhất, kể cả tàu ngầm hạt nhân đi theo công nghệ cao nhất cũng có thể gặp nạn vì chúng hoạt động dưới đáy đại dương, nhất là khi phi hành đoàn là những người non tay, thiếu kinh nghiệm, lẫn trình độ công nghệ. Sự mất tích bí ẩn tàu ngầm của Bắc Triều Tiên đầu tháng 3 vừa qua cũng không phải trường hợp ngoại lệ.

Tàu ngầm (Submarine), còn gọi là tiềm thủy đĩnh, loại tàu đặc biệt hoạt động dưới nước, được dùng cho mục đích vận tải hàng hải, nghiên cứu khoa học, hay cho mục đích quân sự..., thường hoạt động ở độ sâu vượt quá khả năng lặn của con người.

Cornelis Drebbel, nhà vật lý, người phát minh ra nhiệt kế, sống trong hoàng cung vua Anh Jacques I được xem là cha đẻ của tàu ngầm. Tàu ngầm thường có hai lớp vỏ, vỏ trong dày hơn và cũng là lớp vỏ của khoang nhân viên, giữa hai lớp này là khoang trống có chứa các giàn ép nước.

Khi tàu nổi thì khoang giữa hai lớp vỏ này trống, khi muốn lặn thì van phía trên sẽ mở, nước tràn vào khe giữa hai vỏ làm khối lượng tàu tăng lên và chìm xuống. Các giàn ép phía trong khoang giữa hai vỏ này có nhiệm vụ dồn không khí để chiếm chỗ nước giúp tàu nổi lên.

1. Tàu Kursk (năm 2000)

K-141 Kursk là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình lớp Oscar-II của Hải quân Nga, gặp sự cố chìm tại Biển Barents ngày 12/8/2000, kéo theo sinh mạng của toàn bộ thủy thủ đoàn 118 người đang làm việc trên tàu.

ursk nặng 16.000 tấn được đặt tên theo tên thành phố Kursk của Nga, nơi đã diễn ra trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự của Liên Xô năm 1943. Đây cũng là những chiếc tàu đầu tiên ra đời sau khi Liên Xô tan rã, thuộc biên chế của Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Nga.

Tàu Kursk bơi ra biển để thực hiện buổi diễn tập bắn thuỷ lôi giả vào chiếc Pyotr Velikiy, một tàu tuần tiễu lớp Kirov. Lúc 11h 28 giờ địa phương ngày 12/8/2000 đã bị nổ trong khi đang chuẩn bị phóng thuỷ lôi.

Theo báo cáo, sự cố xảy ra là do nhiên liệu hydrogen peroxide cô đặc để đẩy thuỷ lôi, bị rò rỉ trong vỏ thuỷ lôi Type-65-76A và phát sinh sự cố, giống như một vụ tai nạn kinh hoàng diễn ra với tàu HMS Sidon hồi năm 1955.

Vụ nổ có sức công phá tương đương 100-250 kg TNT, tạo ra dư chấn 2,2 theo thang Richter làm Kursk chìm ngay xuống độ sâu 108 mét, 135 km ngoài khơi Severomorsk. Một vụ nổ thứ hai 135 giây sau đó, tương đương 3,5- 4,4 độ Richter, ngang với 3-7 tấn TNT, làm thổi bay những mảnh vỡ lớn xuyên qua tàu ngầm.

Theo báo cáo, thủy thủ Kursk dường như thiếu cả đào tạo lẫn kinh nghiệm xử lý vũ khí nên đã gây ra tai nạn. Sau sự cố này, Hải quân Nga đã loại bỏ ngư lôi dùng nhiên liệu hydrogen peroxide và không bao giờ dùng loại nhiên liệu này nữa.

2. Komsomolets (năm 1989)

Tàu ngầm nguyên tử Komsomolets, thuộc lớp 685 Plavnik-class, ký hiệu K.278 là tàu ngầm lớn nhất thế giới cuối thế kỷ trước. Tàu dài 122m, rộng 11,5m, độ mớn nước 9.700 tấn, vỏ bằng titan nên có thể lặn sâu đến 1.000m, một kỷ lục chưa hề bị xô đổ tính đến đầu thế kỷ 21.

Sự cố tàu ngầm Komsomolets xảy ra vào ngày 7/4/1989 do sai sót kỹ thuật khi tàu đang hoạt động tại biển Barents. Vụ tai nạn được xếp vào diện kinh hoàng nhất trong thế giới tàu ngầm nguyên tử Liên Xô, tạo ra "nguy cơ Tchernobyl" cho vùng biển Bắc Âu.

Sự cố xảy ra sau khi một đám cháy xảy ra trên tàu, kéo theo hàng loạt các sự cố mang tính dây chuyền và cuối cùng làm tàu chìm. Hậu quả, 42 trong số 69 thủy thủ bị thiệt mạng, 4 người chết ngay vì bị bỏng nặng. Cũng phải thừa nhận, nhờ phản ứng mau le, nên giảm được con số thương vong, nhưng nếu đội cứu hộ đến sớm hơn sẽ có nhiều người được gairi cứu.

Vân đề nan giải liên quan đến vụ đắm tàu này, là lò phản ứng và hai đầu đạn hạt nhân của Komsomolets vẫn còn nằm ở sâu 5,500ft (1.677m) dưới biển Barents nên nguy cơ tái sự cố là rất cao.

3. K-8 (năm 1970)

K-8 là tàu ngầm hạt nhân lớp Kit-class của Nga (gọi theo NATO là November), thuộc dạng tàu ngầm tấn công, gặp nạn do hỏa hoạn, chìm ngày 12/04/1970 trong khi đang luyện tập do dầu tiếp xúc với hệ thống tái sinh không khí.

Đám cháy lan khắp tàu, tràn sang hệ thống điều hòa, làm cho lò phản ứng ngưng ngay lập tức. Thuyền trưởng ra lệnh cho các thủy di tản, rời xa tàu, thủy thủ lên nóc tàu chờ hộ nhưng do chậm trễ, cuối cùng tàu bị chìm mang theo tính mạng của toàn bộ 52 thành viên thủy thủ đoàn.

Trước đó, một sự cố tương tụ đã từng diễn ra với tàu hạt nhân tấn công K-3 Leninsky Komsomol hồi tháng 9/ 1967. "Một vòng đệm phi tiêu chuẩn từ... nắp chai bia được bị lắp vào két tàu.

Rõ ràng, nó đã khiến dung dịch thủy lực dưới áp suất 100 atmôtphe bị rò rỉ, bắn vào một cái đèn không có nắp bảo vệ làm ngọn lửa bùng lên", báo Pravda dẫn lời cựu trợ lý chỉ huy của tàu K-3 tiết lộ.

4. USS Scorpion (năm 1969)

Trong khi Liên Xô và Nga gặp phải không ít tai nạn liên quan đến tàu ngầm, thì Hải quân Mỹ cũng bị tổn thất không ít, như sự cố diễn ra với tàu sân bay USS Scorpion (SSN-593) ngày 22/05/1969. Đây là tàu ngầm tấn công lớp Skipjack, bị chìm cùng toàn bộ 99 thủy thủ đoàn tại vùng biển ngoài khơi cách đảo Azores (Bồ Đào Nha) 650km về phía tây nam.

Cho đến nay dư luận vẫn chưa rõ chuyện gì đã xảy ra với tàu SSN-593. Phía Hải quân Mỹ đã tiến hành chiến dịch tìm kiếm ngay sau khi tàu mất tích, và đến ngày 5/6 đã tuyên bố tàu bị chìm. Cuối năm 1969, tàu Scorpion đã được tìm thấy ở độ sâu 3.000m nước dưới đáy đại dương nhờ một tàu thám hiểm của Hải quân Mỹ hoạt động ở gần đó.

Theo một nguồn tin nội bộ của hải quân Mỹ thì họ đoán được nguyên nhân xảy ra với Scorpion, nhưng không tiết lộ chi tiết. Có giả thuyết cho rằng Liên Xô đã đánh đắm USS Scorpion để trả đũa vụ tàu K-129 hoặc theo nguồn tin công cộng, nguyên nhân có thể là do pin của 37 ngư lôi Mark bị kích hoạt vô ý hoặc do một ngư lôi phát nổ gây ra.

Theo tài liệu mật được giải mã năm 1993 thì vụ nổ ngư lôi trên tàu là do bộ phận dự trữ năng lượng của tàu bị tăng nhiệt đột ngột, tuy nhiên đến nay cả Mỹ lẫn Nga đều không muốn động đến vụ tai nạn này.

5. USS Thresher (năm 1963)

5 thảm họa tàu ngầm kinh hoàng nhất: Nga-Mỹ chiếm trọn ảnh 9

USS Thresher (SSN-593) bị sự cố, chìm vào ngày 10/04/1963 mang theo tính mạng của toàn bộ 129 người đang có mặt trên tàu. Đây là thảm họa tàu ngầm hạt nhân đầu tiên, số người thiệt mạng nhiều nhất trong lịch sử hàng hải Hoa Kỳ xưa và nay. Không như vụ đắm tàu Scorpion, Hải quân Mỹ công bố công khai nguyên nhân là do lỗi kỹ thuật.

SSN-593 bị chìm trong khi đang thực hiện một cua thử nghiệm lặn sâu 1,300ft (gần 400 m). Năm phút trước khi mất liên lạc với Thresher, tàu cứu hộ Skylark đã nhận được tín hiệu vô tuyến nhưng gián đoạn, báo tin tàu đang gặp trục trặc kỹ thuật nhưng không đáng kể. Tàu Skylark tiếp tục nhận được thêm những thông tin cho đến khi thiết bị sona bắt được tiếng nổ báo cho biết tàu đã nổ tung.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, Hải quân Mỹ tuyên bố là do sự cố đường ống tàu bị vỡ khiến lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động bởi nước biển tràn vào. Sau đó, khoang động cơ đầy nước làm cho lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động. Téc thổi chính của Thresher không thổi được băng tuyết đóng trong thành đường ống ra và phát sinh sự cố. Các thủy thủ đoàn mất khả năng kiểm soát nước tràn vào bên trong tàu.

Sau thảm họa Thresher, Hải quân Mỹ đã ban hành quy trình an toàn SUBSAFE, trong đó thiết lập các dữ liệu cho việc kiểm tra định kỳ và tái kiểm tra tất cả các bộ phận quan trọng của tàu trước khi ra khơi, nhằm hạn chế tối đa sự cố có thể tái diễn.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast