Mỹ viện cớ cũ để có hành động mới tại Syria?

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh cáo lực lượng Chính phủ Syria “rất không khôn ngoan” nếu dùng vũ khí hóa học.

Reuters ngày 11/3 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cảnh báo lực lượng quân đội Chính phủ Syria sử dụng khí độc làm vũ khí là "rất không khôn ngoan".

Nhắc đến những vụ tấn công bằng khí clo ở Đông Ghouta của Syria, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nói: "Sẽ rất không khôn ngoan khi họ (các lực lượng của Chính phủ Syria -PV) sử dụng khí độc làm vũ khí".

my vien co cu de co hanh dong moi tai syria

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh về khả năng Washington sẽ hành động nếu tiếp tục chứng kiến các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria.

Đề cập đến cuộc tấn công của Mỹ vào một căn cứ không quân của Syria bằng 59 quả tên lửa Tomahawk hồi tháng 4/2017 lấy cớ lực lượng Chính phủ Syria tấn công vào dân thường bằng khí độc sarin, Bộ trưởng Jim Mattis nói: "Tôi nghĩ Tổng thống Trump đã làm rất rõ điều này khi ông lên nắm quyền".

Tờ Washington Post trước đó đã đề cập đến khả năng Mỹ sẽ thực hiện các biện pháp quân sự mới ở Syria, chống lại Chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad lấy lý do là các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học.

Các cuộc tấn công bằng khí độc đã diễn ra ở Syria lâu nay nhưng các bằng chứng của bất cứ bên nào hoặc Mỹ đưa ra đều chưa đủ thuyết phục để khẳng định chính quyền của Tổng thống Assad là bên thực hiện hay ra lệnh thực hiện tấn công.

Nguồn tin mật ở Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cho Washington Post biết rằng, chính quyền Tổng thống Trump đang tìm kiếm các biện pháp quân sự mới mượn cớ ‘chính quyền Syria tấn công thường dân và các nhà hoạt động đối lập ôn hòa bằng vũ khí hóa học’.

Truyền thông phương Tây dẫn nguồn tin này cho hay, cuộc họp ở Nhà Trắng vào tuần đầu tháng 3 diễn ra giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đứng đầu văn phòng tổng thống là ông John Kelly, trợ lý của tổng thống về an ninh quốc gia Herbert McMaster, và người đứng đầu Lầu Năm Góc James Mattis.

Theo đó, ông Donald Trump đã xem xét các lựa chọn để "trừng phạt chính quyền của tổng thống Syria Bashar al-Asad, sau khi nhận được báo cáo của Lầu Năm Góc và Cục tình báo Trung ương Mỹ CIA về việc Syria sử dụng khí chlorine để tấn công vào các nhóm vũ trang đối lập và dân thường ở Đông Ghouta, thuộc vùng Rif Dimashq (Rif Dimashq Governorate, hay còn gọi là Rif Damascus Governorate)" - ấn bản của Mỹ nhấn mạnh.

Tờ báo Mỹ cũng dẫn một nguồn tin từ một quan chức cấp cao khác của chính quyền cho biết, người đứng đầu Lầu Năm Góc James Mattis đã "không ủng hộ" phản ứng quân sự đối với báo cáo về cuộc tấn công hóa học, còn trợ lý của tổng thống về an ninh quốc gia Herbert McMaster đã ủng hộ.

my vien co cu de co hanh dong moi tai syria

Mỹ đã từng mượn cớ cuộc tấn công hóa học ở thị trấn Khan Sheikhun, tỉnh Idlib vào ngày 4/4/2017 để bắn 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân ở Syria.

Sau khi thông tin đăng tải, người phát ngôn của Lầu Năm Góc Dana White đã phủ nhận thông tin rằng Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ đã tham gia cuộc họp này và nhấn mạnh rằng "đã không có cuộc thảo luận nào" xảy ra.

Trong khi các nghi vấn này vẫn chưa có lời đáp thỏa đáng, đến nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nhắc lại quyết định của Tổng thống Trump khi cho phép bắn 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Syria. Lý do được đưa ra là cuộc tấn công chất độc thần kinh sarin vào dân thường tại thị trấn Khan Sheikhun, tỉnh Idlib vào ngày 4/4/2017 khi cuộc điều tra chưa có kết quả.

Có thể thấy, vũ khí hóa học đã là cái cớ để Mỹ tiến hành tấn công vào Syria nhiều lần trong quá khứ nhưng chưa hề có các cuộc điều tra thuyết phục về việc lực lượng chính phủ Syria đứng sau các cuộc tấn công này.

Ngày 26/10/2017, LHQ đã công bố báo cáo về điều tra vũ khí hoá học Syria, trong đó có nội dung cáo buộc chính quyền Tổng thống Assad đã đứng sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Khan Sheikhun hồi tháng 4/2017.

Bản báo cáo của LHQ nêu rõ: "Nhóm điều tra tin rằng chính quyền nhà nước Syria phải chịu trách nhiệm đối với vụ phát tán khí độc sarin xảy ra tại thị trấn Khan Sheikhun, tỉnh Idlib vào ngày 4/4/2017!".

Đây là bản báo cáo được thực hiện bởi 3 đơn vị là: Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học, Ủy ban Liên lạc của LHQ và Uỷ ban Hội thẩm Quốc tế về vấn đề Syria.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là theo báo cáo của Tổ chức Cấm Phổ biến Vũ khí Hóa học (OPCW) hôm 6/9/2017 về vụ tấn công tại thị trấn Khan Sheikhoun, dù xác định có sự xuất hiện của khí sarin, song lại cho rằng không thể xác định thủ phạm.

Trước khi kết quả điều tra hôm 26/10 được công bố, Mỹ và đồng minh đã bất ngờ đề xuất cựu Đại sứ Tây Ban Nha tại LHQ, Fernando Arias, làm người đứng đầu OPCW vào hôm 11/10/2017.

Đương kim Tổng giám đốc OPCW khi đó là Ahmet Uzumcu bị cho là không mạnh mẽ nên không đáp ứng được mong muốn của Mỹ, không tìm ra chứng cứ để có thể khẳng định chính quyền Syria chưa phá huỷ kho vũ khí hoá học, vẫn sở hữu và sử dụng vũ khí hoá học.

“Sự kiện Idlib” xảy ra dẫn đến việc Mỹ tấn công quân sự Syria đã có viện dẫn bởi cơ quan của Liên Hiệp Quốc, rõ ràng đã sức mạnh của Mỹ đối với cuộc chiến ở Syria. Và với những lời rào trước mới đây, không thể phủ nhận khả năng, Mỹ sẽ có những hành động mới, để củng cố vị thế đang dần rơi vào tay người Nga.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast