Nắng nóng kéo dài, người dân Hà Tĩnh tìm cách “giải nhiệt” cho vật nuôi

(Baohatinh.vn) - Chủ động quạt mát, chia khẩu phần ăn ra nhiều bữa và thả vật nuôi ở những nơi thoáng, rộng… là những giải pháp mà người nông dân Hà Tĩnh “giải nhiệt” cho đàn vật nuôi.

Nắng nóng kéo dài, người dân Hà Tĩnh tìm cách “giải nhiệt” cho vật nuôi

Che thêm bạt để giảm nhiệt độ tại khu vực nuôi là biện pháp được chị Phan Thị Hải thực hiện trong những ngày nắng nóng.

Có mặt tại khu vực nuôi của gia đình chị Phan Thị Hải ở thôn Phú Hòa, xã Yên Hòa (Cẩm Xuyên), chúng tôi mới cảm nhận được hết sự lo lắng của gia đình chị về sự phát triển của hơn 2.000 con gà trong đợt nắng nóng này.

Chị Hải cho biết, đợt nắng kéo dài năm 2019, do không thực hiện các biện pháp chống nóng, đàn gà hơn 3.000 con của gia đình đã chết gần 400 con vì cảm nắng và bệnh tiêu chảy, thiệt hại hơn 40 triệu đồng.

Nắng nóng kéo dài, người dân Hà Tĩnh tìm cách “giải nhiệt” cho vật nuôi

Đối với gà con, chị Hải dùng thêm quạt điện để làm mát.

“Rút kinh nghiệm từ năm ngoái, ngay từ những ngày đầu hè năm nay, gia đình tôi đã giảm số lượng, bổ sung thêm quạt điện để làm mát khu vực nuôi gà con.

Đồng thời cung cấp đủ nước sạch, có bổ sung chất điện giải cho đàn gà nhằm tăng sức đề kháng. Chúng tôi còn che thêm bạt để giảm nhiệt độ tại khu vực nuôi”, chị Hải chia sẻ.

Nắng nóng kéo dài, người dân Hà Tĩnh tìm cách “giải nhiệt” cho vật nuôi

Chị Hải bổ sung thêm các chất điện giải để tăng cường sức đề kháng cho gà

Chị Hải cũng cho biết thêm, đợt nắng nóng kéo dài này, chị chia khẩu phần ăn của gà thành nhiều bữa, cho ăn vào lúc sáng sớm, chiều mát và buổi tối, hạn chế cho ăn vào buổi trưa để gà không bị căng điều.

Nhờ thực hiện tốt các biện pháp chống nóng mà đàn gà của gia đình chị Hải luôn bảo đảm sức khỏe và cho chất lượng thịt tốt.

Nắng nóng kéo dài, người dân Hà Tĩnh tìm cách “giải nhiệt” cho vật nuôi

Nhiều gia đình bổ sung thêm các chất điện giải cho bò để tránh nắng nóng

Trước tình trạng nắng nóng kéo dài, để đảm bảo an toàn cho vật nuôi, tránh thiệt hại về kinh tế, các hộ chăn nuôi gia súc đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp để “giải nhiệt” cho vật nuôi.

Ông Phan Trọng Nhã ở thôn 2, xã Phú Phong (Hương Khê) cho biết: “Đợt nắng nóng kéo dài này, khiến nguồn thức ăn xanh trong vườn đã bị khô héo, không đủ để cung cấp cho đàn bò nên gia đình đã mua thêm cám ngô, thức ăn tổng hợp để bổ sung chất dinh dưỡng cho vật nuôi”.

Nắng nóng kéo dài, người dân Hà Tĩnh tìm cách “giải nhiệt” cho vật nuôi
Nắng nóng kéo dài, người dân Hà Tĩnh tìm cách “giải nhiệt” cho vật nuôi

Nhiều gia đình che chắn truồng chăn nuôi bằng bạt để tránh hơi nóng bốc vào.

Cũng giống với cách làm của nhiều hộ chăn nuôi khác, để chống nắng nóng cho đàn hươu của gia đình, ông Vũ Trọng Hoài ở thôn Lâm Trung, xã Sơn Lâm (Hương Sơn) đã thực hiện nhiều biện pháp như: Cho hươu uống nước thường xuyên, che bạt tại khu vực nuôi, bổ sung thêm khẩu phần ăn cho vật nuôi...

"Những ngày nắng nóng này, gia đình tôi thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại để tránh các mầm bệnh gây hại cho hươu. Đặc biệt, chúng tôi còn trao đổi với cán bộ thú y để có những biện pháp chống nóng, phòng dịch bệnh đúng kỹ thuật để đàn hươu sinh trưởng tốt”, ông Hoài cho biết.

Nắng nóng kéo dài, người dân Hà Tĩnh tìm cách “giải nhiệt” cho vật nuôi

Bổ sung thêm thức ăn cho hươu được nhiều hộ chăn nuôi thực hiện.

Ông Lê Văn Danh - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Cây trồng vật nuôi huyện Cẩm Xuyên khuyến cáo: "Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, các hộ dân cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thường xuyên thu gom, vận chuyển chất thải ra khỏi khu vực chăn nuôi.

Giảm mật độ nuôi, giãn thời gian các lứa nuôi, tăng cường che chắn, làm mát và bảo đảm độ thông thoáng chuồng trại… Riêng đối với gia súc chăn thả, người dân không thả rông vào những ngày nắng nóng, nhất là trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ trong ngày".

Các hộ chăn nuôi cần theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng của đàn vật nuôi, phát hiện gia súc, gia cầm ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời; đặc biệt là với các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp và các bệnh truyền nhiễm; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast