ĐBQH Hà Tĩnh: Cân nhắc chuyển đổi hình thức đầu tư một số đoạn đường bộ cao tốc tuyến Bắc - Nam phía Đông

(Baohatinh.vn) - Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đồng tình việc chuyển đổi đầu tư từ hình thức đối tác công tư sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công đối với một số dự án thành phần.

Sáng 9/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, các đại biểu Quốc hội khóa XIV thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội và việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

ĐBQH Hà Tĩnh: Cân nhắc chuyển đổi hình thức đầu tư một số đoạn đường bộ cao tốc tuyến Bắc - Nam phía Đông

Đại biểu Nguyễn Văn Sơn - Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh: đề nghị Quốc hội giao các cơ quan chuyên môn rà soát kỹ một số dự án có điều kiện thuận lợi trong việc thu hồi vốn nhanh, nhiều nhà đầu tư quan tâm để tiếp tục thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư, góp phần giảm nhẹ gánh nặng ngân sách nhà nước.

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Sơn - Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đồng tình việc chuyển đổi đầu tư từ hình thức đối tác công tư sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công đối với một số dự án thành phần đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông do khó khăn trong tìm kiếm nhà đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ, hỗ trợ tăng trưởng, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Văn Sơn cũng đề nghị Quốc hội giao các cơ quan chuyên môn rà soát kỹ một số dự án có điều kiện thuận lợi trong việc thu hồi vốn nhanh, nhiều nhà đầu tư quan tâm để tiếp tục thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư, góp phần giảm nhẹ gánh nặng ngân sách nhà nước, ưu tiên nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách khác.

ĐBQH Hà Tĩnh: Cân nhắc chuyển đổi hình thức đầu tư một số đoạn đường bộ cao tốc tuyến Bắc - Nam phía Đông

Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk, Hà Tĩnh thảo luận tổ

Về Dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, đại biểu Nguyễn Văn Sơn cho rằng, đây là việc cần thiết, phù hợp với vị thế chính trị, yêu cầu phát triển, quy mô kinh tế - xã hội, trình độ quản lý của thành phố Hà Nội.

Đặc biệt, trong đó nhiều cơ chế ưu việt như: được quyết định bổ sung các khoản phí, lệ phí và tăng mức thu phí, lệ phí; được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất; được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp; HĐND thành phố được quyết định dự toán, phân bổ ngân sách do Thủ tướng Chính phủ giao; được tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính để đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng; được sử dụng kinh phí thường xuyên của ngân sách thành phố để đầu tư các công trình thiết yếu…

Tuy nhiên, Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đề nghị xây dựng đồng bộ chính sách tổng thể cho các đầu tàu kinh tế cả nước. Đại biểu cũng cho rằng, trên cơ sở thực hiện các cơ chế chính sách, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù cho Hà Nội cần nghiên cứu điều chỉnh Luật Ngân sách nhà nước để phù hợp với thực tiễn, tạo chủ động cho địa phương, khơi dậy tiềm năng, nguồn lực, phát huy sự năng động của các địa phương.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast