Chống trượt lở, sụt lún đất trên đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 8

Cùng với Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường 8 là huyết mạch giao thông quan trọng phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn Hà Tĩnh. Tuy nhiên, do vị trí phân bố các tuyến đường nói trên chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi phía tây, nơi có điều kiện tự nhiên phức tạp, khắc nghiệt, nhiều thiên tai có nguy cơ xẩy ra nên sau khi hoàn thiện đưa vào sử dụng đã xuất hiện tình trạng xuống cấp cục bộ, hệ thống taluy nền đường bị sụt lún, sạt lở… ảnh hưởng đến năng lực và hiệu quả sử dụng của các tuyến đường.

Theo số liệu khảo sát của Viện địa chất và địa vật lý biển, dọc tuyến đường mòn Hồ Chí Minh và lân cận có gần 20 điểm trượt lở đất, trong đó đoạn xẩy ra nhiều nhất là đoạn Phố Châu - Ngã ba Khe Giao, trong khu vực vỏ phong hóa các hệ tầng sông Cả và La Khê. Riêng tuyến đường 8 (chủ yếu là 8A) hiện tượng trượt lở đất diễn ra khá mạnh, chủ yếu là lở rơi tức thời, mức độ không lớn, trong đó đoạn từ cầu Nước Sốt đến cửa khẩu Cầu Treo là đoạn xẩy ra trượt lở đât mạnh nhất.

Một trong các điểm sạt lở trên QL 8A.

Một trong các điểm sạt lở trên QL 8A.

Ngoài ra, hiện tượng sạt lở bờ sông trên hệ thống các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, Ngàn Trươi cũng thường xuyên xẩy ra, nhất là về mùa mưa bão. Có nhiều khúc sông hiện tượng sảt lở ăn sâu vào bờ gần 100m trên chiều dài 500m và “nuốt” gọn hàng chục ha đất sản xuất nông nghiệp của bà con, gây ra nhiều khó khăn cho cư dân sống xung quanh lưu vực các con sông đó.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sạt lở, sụt lún và lở đất do địa hình dưới sâu có vật chất là đá carbonat, thành tạo cát bở rời, tiềm năng nước ngầm cao, sông ngầm… Ngoài ra, các hoạt động do con người gây ra như khai thác khoáng sản, khai thác nước ngầm, khai thác gỗ, phá rừng làm đường giao thông, đắp đập thủy lợi… đã làm biến động lưu lượng, thậm chí là đảo lộn dòng chảy, hướng chảy, từ đó gây ra hoạt động xói lở, sạt lở bờ nghiêm trọng. Ví dụ trên sông La, đoạn từ Tùng Ảnh (Đức Thọ) đến Bấn (Hồng Lĩnh) kéo dài khoảng 20 km có hơn chục bến tổ chức khai thác cát, khiên dòng chảy bị biến động, tác nhân chủ yếu của hiện tượng sạt lở trên khúc sông nói trên.

Hiên tượng trượt lở đất, sụt lún đất gây ra nhiều tác động đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội, gây ra nhiều hệ quả tiêu cực đến môi sinh, môi trường. Do đó việc hạn chế, giảm thiểu các thiệt hại do tai biến thiên nhiên gây ra sẽ cần được xã hội quan tâm và nhận thức một cách đúng đắn về bản chất của hiện tượng để từ đó tìm ra các giải pháp ứng phó thích hợp. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về hiểm họa do tai biến tự nhiên gây ra là việc làm hết sức cần thiết.

Đối với phạm vi hành lang bảo vệ các tuyến đường, không xây dựng các công trình, điểm dân cư, hạn chế đến mức tối đa các hoạt động khai thác vật liệu các khu vực - nơi đã và đang bị xói lở, sạt lở bờ hoặc xâm thực đáy lòng sông. Không xây dựng công trình (trừ công trình bảo vệ bờ hoặc công trình đặc biệt) trên bờ sông, cần hạn chế tối đa việc đắp đập, chắn nước, làm thay đổi hướng, lưu lượng dòng nước.

Đồng thời dọc trên các tuyến đường, dòng sông nằm trong khu vực thường xuyên xẩy ra hiện tượng sạt lún cần xây dựng hệ thống biển cảnh báo và tạo thảm thực vật để bảo vệ mặt đường. Hạn chế tối đa tác động của nước bề mặt bằng cách kết hợp giữa hai biện pháp rãnh thu, thoát nước với tạo phủ lớp vật liệu bền vững, chống thống trên các tuyến đường; xây dựng tường, kè chắn chân taluy, giảm tải trọng, hạ độ cao và tạo bậc thang để tăng tính ốn định của bề mặt taluy.

Cũng theo các các nhà chuyên môn, trên tuyến đường Hồ Chí Minh có thể sử dụng giải pháp tạo bề mặt là khung lưới bê tông dạng ô vuông, chữ nhật có cọc bê tông nhồi tới tận lớp đá góc kết hợp trồng cỏ đối với các taluy hoặc sườn đồi núi đã xẩy ra sạt lở đất…

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast