Chặn sốt xuất huyết từ gia đình

Muỗi vằn Ades aegypty là vector chính trung gian truyền bệnh SXH. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều người chưa hiểu biết rõ những đặc điểm sinh sống,

chan sot xuat huyet tu gia dinh

Nhận biết và loại trừ nơi muỗi truyền bệnh sinh sản

Muỗi vằn Ades aegypty là vector chính trung gian truyền bệnh SXH. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều người chưa hiểu biết rõ những đặc điểm sinh sống, hoạt động của loài muỗi này có liên quan đến bệnh SXH như thế nào, nên chưa tích cực phòng chống hoặc phòng chống chưa tốt. Từ đó bệnh SXH hằng năm vẫn cứ “đến hẹn lại lên”. Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hằng tháng vượt trên 20oC.

chan sot xuat huyet tu gia dinh

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết mọi lúc mọi nơi.

Muỗi Aedes aegypti sinh sôi ở những khu vực có nhiều người (đô thị).

Muỗi truyền bệnh SXH đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước trong nhà và khu vực quanh nhà (chai lọ, thùng bỏ không, rác thải, lốp hỏng,... có nước đọng).

Trứng nở khi tiếp xúc với nước. Trứng muỗi có thể chịu được điều kiện rất khô và sống trong nhiều tháng. Trong suốt đời, muỗi cái đẻ tới 5 lần, mỗi lần hàng chục trứng.

Muỗi trưởng thành “thường” trú đậu ở những chỗ tối trong nhà (tủ, hốc, gậm giường, sau rèm). Ở những chỗ đó chúng tránh được gió, mưa và phần lớn các loài ăn thịt, giúp chúng sống lâu hơn và khả năng chúng sẽ sống đủ lâu để nhiễm virut từ một người bệnh nào đó và truyền cho người khác cũng tăng lên.

Cách phòng ngừa

Nhiều tài liệu cho thấy muỗi vằn truyền bệnh SXH là loại sống trong nhà, mọi hoạt động trong vòng đời gắn liền với đời sống con người. Chúng tìm mồi suốt ngày, nhưng thường hoạt động tích cực vào sáng sớm và chiều mát, chỉ đậu nghỉ khi đã no máu hoặc vào ban đêm. Muỗi vằn tìm chích người trong nhà hoặc ngoài hiên nhà và chỉ trú đậu tiêu máu trong nhà, chưa thấy muỗi tìm đốt người hay trú đậu ngoài nhà. Đặc biệt, chúng rất thích đậu trên các loại vải có màu tối đậm, nhiều lông tơ mịn: áo len, quần jean và cũng thích trú đậu trên quần áo chưa giặt giũ...

Muỗi truyền bệnh SXH rất tinh ranh, nhanh nhẹn, thường bay lượn quan sát chỗ người lớn lao động hay trẻ em sinh hoạt vui chơi. Khi có thời cơ, sẵn sàng đáp xuống chích hút máu ngay, rồi bay đi rất nhanh, vì chúng không rình mồi, không gây mê da khi đốt như nhiều loại muỗi khác. Muỗi truyền bệnh SXH chỉ đẻ ở các vật chứa nước sạch có sẵn trong nhà và xung quanh hiên nhà, nhất là những vật chứa có ánh sáng mặt trời chiếu rọi 30-40%/ngày (cho nước ấm), chưa thấy tài liệu nào ghi nhận muỗi vằn đẻ nơi nước dơ bẩn.

Cách hiệu quả nhất là tuyên truyền để mỗi người dân tự ý thức và tích cực diệt muỗi mọi lúc, mọi nơi như: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá hoặc mêzô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy; thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần; thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông...

Phòng chống muỗi đốt: mặc quần áo dài tay; ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày; dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi,... dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi; cho người bị SXH nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác; đồng thời, tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch...

Theo BS. Thanh Huyền/SKĐS

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast