Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tiếp tục đa dạng các hình thức phục vụ người dân, doanh nghiệp

(Baohatinh.vn) - Trong kết quả chung của BHXH Việt Nam có sự đóng góp lớn của BHXH Hà Tĩnh. Năm 2021, Hà Tĩnh có 90.606 tham gia BHXH bắt buộc (đạt 100,9% kế hoạch), 40.628 người tham gia BHXH tự nguyện (đạt 105,9% kế hoạch), 79.250 người tham gia BHTN (đạt 101,1% kế hoạch)...

Chiều 10/1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Bí thư Trung ương Đảng - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành có liên quan tham dự tại điểm cầu Trung ương.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh Nguyễn Văn Đồng điều hành tại điểm cầu BHXH Hà Tĩnh.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tiếp tục đa dạng các hình thức phục vụ người dân, doanh nghiệp

Giám đốc BHXH Hà Tĩnh Nguyễn Văn Đồng chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đạt và vượt nhiều chỉ tiêu trong năm 2021

Trong năm 2021, BHXH Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền các địa phương triển khai nhiều giải pháp phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT). Đến hết tháng 12/2021, số người tham gia BHXH, BHTN, BHYT tiếp tục tăng trưởng so với thời điểm năm 2020 và hoàn thành vượt mức một số chỉ tiêu đề ra.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tiếp tục đa dạng các hình thức phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh

Cả nước có 16,547 triệu người tham gia BHXH, tăng 2,2% so với năm 2020, BHXH tự nguyện đạt 1,45 triệu người; số người tham gia BHTN đạt gần 13,4 triệu người, tăng 0,4% so với năm 2020; số người tham gia BHYT đạt trên 88,837 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 91,01% dân số.

Tổng số thu BHXH, BHTN, BHYT đạt trên 395.472 tỷ. Chế độ BHXH, BHTN, BHYT được chỉ trả kịp thời, đầy đủ, an toàn. Tổng số chi BHXH trên 236.925 tỷ đồng, chi bảo BHTN trên 15.332 tỷ đồng; chi khám, chữa bệnh BHYT trên 86.858 tỷ đồng.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tiếp tục đa dạng các hình thức phục vụ người dân, doanh nghiệp

Nhiều chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động đang nhanh chóng được BHXH triển khai.

Công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong các hoạt động đã có bước đột phá, đem lại hiệu quả tích cực. Ngành đã cắt giảm tối đa số lượng, đơn giản hóa thành phần, biểu mẫu hồ sơ; tập trung cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục, đa dạng hóa hình thức tiếp nhận, trả kết quả, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh giao dịch điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đến nay, 100% thủ tục hành chính của BHXH Việt Nam đã được cung cấp trực tuyến mức độ 4.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tiếp tục đa dạng các hình thức phục vụ người dân, doanh nghiệp

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu BHXH Hà Tĩnh.

Công tác kiểm soát, quản lý, sử dụng quỹ BHXH, BHTN, BHYT đảm bảo an toàn, bền vững, hiệu quả. Hoàt động truyền thông, chính sách pháp luật BHXH, BHYT, công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường. Công tác xây dựng, kiện toàn bộ máy, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngày càng được quan tâm.

Trong kết quả chung của BHXH Việt Nam có sự đóng góp lớn của BHXH Hà Tĩnh. Trong năm 2021, Hà Tĩnh có 90.606 tham gia BHXH bắt buộc (đạt tỷ lệ 100,9% so với kế hoạch), 40.628 người tham gia BHXH tự nguyện (đạt tỷ lệ trên 105,9% so với kế hoạch), 79.250 người tham gia BHTN (đạt tỷ lệ 101,1% so với kế hoạch), 1.144.198 người tham gia BHYT (đạt tỷ lệ 100% so với kế hoạch).

Các chế độ, chính sách BHXH được giải quyết kịp thời, đúng quy định. Trong năm, đã tiếp nhận và giải quyết 38.244 lượt hồ sơ hưởng các loại chế độ; phối hợp giải quyết hỗ trợ gần 59.000 người lao động từ quỹ BHTN theo Nghị quyết 116/NQ-CP; quản lý chi trả hơn 71.000 người hưởng thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo BHXH cấp huyện tăng cường các giải pháp quản lý người hưởng, làm tốt công tác hậu kiểm, kiểm tra, xác minh… hạn chế tình trạng lạm dụng quỹ BHXH, BHTN.

Năm 2022, BHXH Việt Nam đặt mục tiêu người tham gia BHXH đạt 37 - 38% lực lượng lao động trong độ tuổi; tham gia BHTN đạt khoảng 31% lực lượng lao động trong độ tuổi; tham gia BHYT đạt tỷ lệ bao phủ 92% dân số….

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tiếp tục đa dạng các hình thức phục vụ người dân, doanh nghiệp

Các đại biểu tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.

Để đạt được mục tiêu đó, ngành bảo hiểm sẽ triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển người tham gia; đôn đốc thu, giảm nợ, không để phát sinh nợ đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; thường xuyên rà soát, hoàn thiện cơ sở dữ liệu người chưa tham gia bảo hiểm để xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động.

Tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đảm bảo đơn giản, dễ dàng, thuận tiến nhất cho người dân, doanh nghiệp. Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống dữ liệu chuyên ngành về BHXH, BHTN, BHYT. Rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn bộ máy, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện các nhiệm vụ.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và kiện toàn bộ máy

Chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cùng với nhiều chính sách mới có hiệu lực đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành BHXH. Song, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo và thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, BHXH Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tiếp tục đa dạng các hình thức phục vụ người dân, doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: BHXH Việt Nam cung cấp.

Nổi bật nhất là trong phát triển người tham gia BHXH; việc chi trả các chế độ, chính sách cho người tham gia BHXH vẫn được đảm bảo thông suốt, kịp thời, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội; công tác chuyển đổi số, CCHC tạo được nhiều bước tiến quan trọng, góp phần phục vụ hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

BHXH Việt Nam cần phát huy những kết quả đạt được, khắc phục các khó khăn, tồn tại để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra năm 2022. Trong đó, bám sát các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ để xây dựng kế hoạch sát và sâu với thực tiễn; phối hợp chặt chẽ với các ngành để rà soát, hoàn thiện thể chế liên quan đến các quy định về BHTN, BHYT; có các giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHTN, BHYT.

Tiếp tục đa dạng các hình thức phục vụ người dân, doanh nghiệp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp trốn tránh đóng nộp bảo hiểm, trục lợi quỹ bảo hiểm; quản lý quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT bền vững, an toàn đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục đẩy mạnh CCHC, chuyển đổi số, hoàn thiên cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu của ngành để phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp; đa dạng hóa hình thức truyền thông để người dân tiếp cận được đầy đủ các thông tin về BHXH, BHTN, BHYT; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Chủ đề Bảo hiểm xã hội

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast