Chiến hạm các nước đổ về quanh Biển Đông

Các tàu của Mỹ cũng như Nhật Bản hôm nay lần lượt tới Indonesia và Philippines, hai diễn biến nằm trong một loạt hoạt động của chiến hạm các nước quanh Biển Đông thời gian qua.

Từ ngày 28/5 tới 8/6, ba tàu Mỹ sẽ cùng tập trận chung với hải quân Indonesia. Trong ảnh là tàu USS Vandegrift, một trong ba tàu Mỹ tới cảng biển Tanjung Perak, thuộc thành phố thủ phủ Surabaya của tỉnh Đông Java, Indonesia. Ảnh: Navy.mil
Từ ngày 28/5 tới 8/6, ba tàu Mỹ sẽ cùng tập trận chung với hải quân Indonesia. Trong ảnh là tàu USS Vandegrift, một trong ba tàu Mỹ tới cảng biển Tanjung Perak, thuộc thành phố thủ phủ Surabaya của tỉnh Đông Java, Indonesia. Ảnh: Navy.mil
Tàu đổ bộ USS Germantown trong một hoạt động thường lệ tại cảng San Diego. Tàu này cũng tham gia cuộc tập trận tại Indonesia. Ảnh: Navy.mil
Tàu đổ bộ USS Germantown trong một hoạt động thường lệ tại cảng San Diego. Tàu này cũng tham gia cuộc tập trận tại Indonesia. Ảnh: Navy.mil
Chiếc tàu thứ ba của Mỹ tới Indonesia là USGS Waesche của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ. Ảnh: USCG
Chiếc tàu thứ ba của Mỹ tới Indonesia là USGS Waesche của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ. Ảnh: USCG
Cũng hôm nay, ba tàu hải quân của Nhật ghé thăm Philippines nhằm hợp tác nâng cao khả năng bảo vệ hàng hải và lãnh thổ cho Philippines. Trong ảnh là tàu JS Kashima (TV-3508), một trong ba tàu hải quân của Nhật tới Philippines. Tàu JS Kashima nặng 4.050 tấn, dài 143 m, rộng 18 m. Tàu được trang bị pháo 76 mm, 23 ống phóng ngư lôi với 360 thủy thủ. Ảnh: US Navy
Cũng hôm nay, ba tàu hải quân của Nhật ghé thăm Philippines nhằm hợp tác nâng cao khả năng bảo vệ hàng hải và lãnh thổ cho Philippines. Trong ảnh là tàu JS Kashima (TV-3508), một trong ba tàu hải quân của Nhật tới Philippines. Tàu JS Kashima nặng 4.050 tấn, dài 143 m, rộng 18 m. Tàu được trang bị pháo 76 mm, 23 ống phóng ngư lôi với 360 thủy thủ. Ảnh: US Navy
Chiếc tàu thứ hai của Nhật tới Philippines là JS Shimayuki. Tàu này có tải trọng 3.050 tấn, dài 130 m, rộng 13,6 m. Tàu được trang bị pháo 76 mm, hai hệ thống súng máy tầm ngắn loại 20 mmm, một dàn phóng tên lửa hạm đối hạm, một dàn 23 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm với thủy thủ đoàn 200 người. Ảnh: Skycrapercity
Chiếc tàu thứ hai của Nhật tới Philippines là JS Shimayuki. Tàu này có tải trọng 3.050 tấn, dài 130 m, rộng 13,6 m. Tàu được trang bị pháo 76 mm, hai hệ thống súng máy tầm ngắn loại 20 mmm, một dàn phóng tên lửa hạm đối hạm, một dàn 23 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm với thủy thủ đoàn 200 người. Ảnh: Skycrapercity
JS Matsuyuki là chiếc tàu thứ ba của Nhật tới Philippines hôm nay. Tàu này nặng 3.050 tấn, dài 130 m, rộng 13,6 m. Nó được trang bị một pháo chính 76 mm, hai hệ thống vũ khí cận chiến 20 mm, một ống phóng tên lửa đất đối đất, một hệ thống tên lửa phòng không, một dàn phóng tên lửa chống tàu ngầm và hai ống phóng ngư lôi. Tàu có thủy thủ đoàn 200 người. Ảnh: Skycrapercity
JS Matsuyuki là chiếc tàu thứ ba của Nhật tới Philippines hôm nay. Tàu này nặng 3.050 tấn, dài 130 m, rộng 13,6 m. Nó được trang bị một pháo chính 76 mm, hai hệ thống vũ khí cận chiến 20 mm, một ống phóng tên lửa đất đối đất, một hệ thống tên lửa phòng không, một dàn phóng tên lửa chống tàu ngầm và hai ống phóng ngư lôi. Tàu có thủy thủ đoàn 200 người. Ảnh: Skycrapercity
Đầu tháng 4, soái hạm BRP Gregorio del Pilar (ảnh) của Philippines có vụ chạm mặt với hai tàu hải giám của Trung Quốc trên vùng biển gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Đây là sự kiện kéo theo căng thẳng giữa hai nước vì tranh chấp chủ quyền bãi cạn không có người sinh sống. Sau đó Trung Quốc từng điều động tàu Ngư Chính 310 tới khu vực tranh chấp. Đây là tàu ngư chính lớn nhất và hiện đại nhất của Trung Quốc. Ảnh: Inquirer
Đầu tháng 4, soái hạm BRP Gregorio del Pilar (ảnh) của Philippines có vụ chạm mặt với hai tàu hải giám của Trung Quốc trên vùng biển gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Đây là sự kiện kéo theo căng thẳng giữa hai nước vì tranh chấp chủ quyền bãi cạn không có người sinh sống. Sau đó Trung Quốc từng điều động tàu Ngư Chính 310 tới khu vực tranh chấp. Đây là tàu ngư chính lớn nhất và hiện đại nhất của Trung Quốc. Ảnh: Inquirer
Tàu ngầm hạt nhân USS North Carolina của Mỹ cập cảng Subic, Philippines ngày 13/5 trong chuyến đi thường kỳ. Vịnh Subic cách bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, nơi Philippines và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền, khoảng 234 km về phía đông. Ảnh: US Navy
Tàu ngầm hạt nhân USS North Carolina của Mỹ cập cảng Subic, Philippines ngày 13/5 trong chuyến đi thường kỳ. Vịnh Subic cách bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, nơi Philippines và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền, khoảng 234 km về phía đông. Ảnh: US Navy
Nguồn: VnExpress

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast