Nghi Xuân: Hơn 15.000 nhà dân bị tốc mái và đánh sập

Cơn bão số 3 đổ bộ vào đất liền, với sức gió mạnh, cường độ nhanh, sức tàn phá lớn đã để lại cho Hà Tĩnh nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nghi Xuân là địa phương chịu nhiều tổn thất nhất do bão gây ra. Ngay sau khi cơn bão đi qua, chính quyền địa phương và các tầng lớp nhân dân đã tiến hành khắc phục hậu quả do thiên tai để lại, sớm ổn định cuộc sống cho người dân.

Sau khi hình thành trên biển Đông, vùng áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, khoảng từ 7 giờ sáng đến 15 giờ chiều ngày 24/08 bão số 3 di chuyển áp sát biển Hà Tĩnh từ huyện Kỳ Anh đến Nghi Xuân, với sức gió mạnh nhất ở vùng tâm bão cấp 10, cấp 11. Đến 19 h24/08 vị trí tâm bão ở khoảng 19,1 độ vĩ bắc; 105,5 độ kinh đông, trên đất liền các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An. Sức gió mạnh nhất ở vùng tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11

Giải phóng cây bị ngã, thông tuyến giao thông
Giải phóng cây bị ngã, thông tuyến giao thông

Mặc dù không nằm trong tâm bão, nhưng huyện Nghi Xuân phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra. Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân - Nguyễn Hiền Lương cho biết: Cơn bão số 3 chính thức đổ bộ vào Nghi Xuân từ 12h30 đến 19 h ngày 24/08 Đây là cơn bão có diễn biến nhanh, phức tạp, cường độ khá mạnh; tốc độ di chuyển ven biển Hà Tĩnh bị chững lại và kéo dài gây xoáy giật mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, cơ sở hạ tầng và sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn

Nhờ chủ động kịp thời các phương án phòng chống nên trên địa bàn huyện không để xẩy ra trường hợp nào bị tử vong và mất tính trong bão, tuy nhiên những thiệt hại về vật chất là hết sức to lớn. Uớc tính thiệt hại do bão số 3 gây ra trên 190 tỷ đồng, hơn 15.000 nhà dân bị tốc mái, 30 nhà bị sập, toàn bộ hệ thống điện bị hư hại nặng, gần 15 cầu cống bị sập, hơn 1.200 ha lúa hè thu bị ngập , toàn bộ diện tích hoa màu trên địa bàn bị mất trắng , hơn 300 ha đồng tôm của các xã ven sông Lam đang mùa thu hoạch bị mất trắng. Các trường học, cơ quan làm việc, cột tiếp sóng bị hư hỏng nặng nề trên địa bàn bị tổn thất nặng nề và gần 600 cột điện các loại bị gãy….

Một ngày sau khi cơn bão đi qua, sự tàn phá kinh hoàng của cơn bão vân ám ảnh trong ánh mắt của nhiều hộ dân. Chúng tôi có mặt tại gia đình chị Đinh Thị Vị- xóm 10 xã Xuân Lĩnh, ngôi nhà mà vợ chồng anh chị gom góp xây dựng năm trước giờ đây chỉ còn là một đống gạch vụn, nhìn vào không còn dấu tích của một ngôi nhà mà chỉ như một đống rác. Hai cái giường gãy nát nằm một nơi một cái, chiếc tivi cũng gãy tan tành, những tấm tôn bị vùi lấp trên đống sách vở của lũ trẻ. Nhìn vào đây không ai không khỏi chạnh lòng. Chị Vị xót xa “ Dù không được cao ráo, đàng hoàng, nhưng đây cũng là chỗ chui vào, chui ra của gia đình, vợ chồng mới cưới nhau, gom góp, vay mượn mới xây dựng được căn nhà như thế này, rồi đây chúng tôi biết ở nơi đâu”.

Hệ thống điện trên địa bàn bị thiệt hại nghiêm trọng
Hệ thống điện trên địa bàn bị thiệt hại nghiêm trọng

Theo Ông Đinh Xuân Nam- Chủ tich UBND xã Xuân Lĩnh, ngôi nhà của chị Vĩ là một trong 4 ngôi nhà bị cơn bão làm sập, ngoài ra còn có 300 ngôi nhà khác bị bão làm tốc mái, hàng chục cây thông, keo bị đánh gãy, hàng trăm ha cây hoa màu và nhiều gia trại của bà con bị gió bão cuốn đổ. Đối với một xã thuần nông như Xuân Lĩnh, những thiệt hại lần này khó mà khắc phục được trong ngày một ngày hai.

Sau khi đi qua, cơn bão số 3 đã để lại cho Khu du lịch Xuân Thành nhiều thiệt hại nặng nề, hầu hết các ki ốt, lều tạm nằm phía ngoài lạch đều bị đánh sập, hơn 140 nhà hàng khác cũng bị tốc mái và hàng nghìn cây trồng có tuổi đời gần 10 năm bị đánh đổ, cảnh quan, môi trường Khu du lịch bị tàn phá…

Khu du lịch Xuân Thành bị tàn phá... ...vẻ thẫn thờ của chị Nguyễn Thị Lục( Khu du lịch biển Xuân Thành Khu du lịch Xuân Thành bị tàn phá... ...vẻ thẫn thờ của chị Nguyễn Thị Lục( Khu du lịch biển Xuân Thành
Khu du lịch Xuân Thành bị tàn phá... ...vẻ thẫn thờ của chị Nguyễn Thị Lục( Khu du lịch biển Xuân Thành

Hậu quả cơn bão số 3 gây ra đối với Nghi Xuân tương đối nặng nề, tuy nhiên cũng phải nói rằng, bên cạnh sự chủ động vào cuộc của chính quyền địa phương trong công tác PCBL thì tinh thần đối phó với bão của nhiều hộ dân vẫn còn hời hợt. Mặc dù là địa phương thường xuyên nằm trong vùng ảnh hưởng của các cơn bão lớn, tuy nhiên vài năm lại đây do chưa có cơn bão nào đổ bộ trực tiếp vào đây nên tinh thần phòng chống bão của người dân còn thờ ơ, chủ quan. Ngoài ra, do hướng đi của bão nhanh hơn so với dự báo, thời điểm bão đổ bộ vào đất liền lại trùng với dịp Lễ Vu Lan, Rằm tháng bảy nên nhiều hộ gia đình không kịp chồng chéo, gia cố nhà cửa nên không giảm nhẹ được hạu quả mà bão gây ra

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Thanh Bình; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện thăm hỏi và tặng quà cho các gia đình bị thiệt hại sau bão
Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Thanh Bình; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện thăm hỏi và tặng quà cho các gia đình bị thiệt hại sau bão

Sau khi bão đi qua, các cấp chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân ở Nghi Xuân khẩn trương thu dọn cây xanh gẫy đổ, giải tỏa giao thông, khắc phục sự cố về điện, tiến hành các biện pháp cần thiết sớm đưa các trường học hoạt động lại bình thường, đồng thời các địa phương tiếp tục thống kê, đánh giá thiệt hại, tổ chức khắc phục hậu quả bão, đặc biệt là sửa chữa hệ thống điện bị hư hại nặng. Đồng thời tiến hành thăm hỏi động viên kịp thời những gia đình bị thiệt hại nặng, động viên khuyến khích bà con nhanh chống khăc phục hậu quả sớm ổn định cuộc sống. Tiến hành chuyển đổi những diện tích bị ngập lụt bằng những giống cây ngắn ngày có khả năng thích ứng nhanh với điều kiện tự nhiên. Huyện Nghi Xuân cũng mong muốn đước các ngành chức năng, đặt biệt là ngành điện quan tâm giúp đỡ Nghi Xuân khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast