Chăn nuôi - mũi đột phá trong xây dựng NTM ở Vũ Quang

“Mặc dù là huyện nghèo, điểm xuất phát thấp, nhưng Vũ Quang đã có những bước đột phá trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, thường xuyên bám sát, chị đạo, kiểm tra đôn đốc cơ sở. Đặc biệt cán bộ cấp xã, thôn và một số hộ dân của Vũ Quang đã tích cực, tâm huyết tiên phong trên lĩnh vực phát triển kinh tế. Người dân đã biết hình thành tư duy sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung. Đây chính là những nhân tố điển hình, là nguồn để nhân ra diện rộng tạo sức lan tỏa toàn huyện.”

Những đánh giá trên là của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự trong chuyến đi cuối năm 2012 kiểm tra tình hình, kết quả XDNTM tại huyện Vũ Quang.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự và lãnh đạo huyện Vũ Quang kiểm tra tiến độ xây dựng NTM tại xã Đức Bồng. Ảnh: Thanh Hoài
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự và lãnh đạo huyện Vũ Quang kiểm tra tiến độ xây dựng NTM tại xã Đức Bồng. Ảnh: Thanh Hoài

Quả thực, mới gần một năm trở lại thăm quê, tôi không khỏi ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước sự đổi thay của Vũ Quang trong cuộc cách mạng XDNTM. Với đất nước, xóa đói giảm nghèo là mục tiêu, là động lực; với Vũ Quang, XDNTM là đích tới không thể chậm trễ để xóa đói nghèo vươn tới làm giàu. Chủ tịch UBND huyện Phạm Hữu Bình tâm sự: Vũ Quang là huyện đầu tiên trong tỉnh ban hành hai quyết định 2797 và 799B trong hai năm 2011, 2012, hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi. Hai quyết định nói trên thật sự là những “cú hích” lớn, giúp bà con nông dân mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi lợn thịt hướng nạc và hươu đàn – một thế mạnh của huyện miền núi, Từ chỗ số không, nay toàn huyện đã có 11 mô hình chăn nuôi lợn có quy mô từ 300 – 500 con ở các xã Đức Lĩnh, Hương Minh, Thị Trấn, Ân Phú, Sơn Thọ, Đức Liên, Đức Giang.Tổng đàn hươu tăng nhanh, lên tới 756 con. Trong dó có 17 hộ nuôi quy mô từ 10 con trở lên, 41 hộ nuôi từ 3-9 con. Hương Thọ, Đức Lĩnh, Đức Bồng, Sơn Thọ là những xã dẫn đầu. Riêng Đức Lĩnh đã có 10 mô hình trên 10 con, trong đó có 5 hộ nuôi từ 11-15 con. Sau quyết định 26 của tỉnh và 2 quyết định hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi, phong trào nông dân vay vốn làm kinh tế trang trại gia tăng mạnh. Đến đầu tháng 12-2012 Vũ Quang đã có 213 mô hình gia trại, với tổng diện tích 346 ha, cho thu nhập bình quân hàng năm từ 50 – 300 triệu đồng/1 gia trại; 12 trạng trại với tổng diện tích 162 ha cho thu nhập trên 500 triệu đồng/ năm.

Mô hình tổng hợp cho hiệu quả cao của chị Ân ở xã Đức Lĩnh (Vũ Quang). Ảnh: Hữu Trung
Mô hình tổng hợp cho hiệu quả cao của chị Ân ở xã Đức Lĩnh (Vũ Quang). Ảnh: Hữu Trung

Đến thăm một số mô hình chăn nuôi, gia trại mới thấy được “sức bật” của người nông dân huyện nghèo, xưa nay vốn mang tiếng “an phận thủ thường”, “chịu khó mà không chịu khổ”. Các chính sách, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ của tỉnh và huyện đã thật sự đi vào cuôc sống, giảm nhanh hộ nghèo, tăng mạnh hộ giàu trên con đường xây dựng một nông thôn mới hạnh phúc. Đến Tân Hưng, một xóm hẻo lánh vùng xa của xã Đức Lĩnh xưa, nay bỗng nhộn nhịp tiếng người, tiếng còi xe của dân từ xứ vào giao lưu mua bán nông sản. Ghé trang trại chăn nuôi của ông Trần Quốc Viện, tôi như bị ‘mê hoặc” trước đàn lợn sạch sẽ, béo núc ních vừa mới được tắm xong. Ông chủ Viện cho biết, anh chị đầu tư vào đây khá lớn. Hiện tổ hợp có 300 con lợn thương phẩm, 20 con lợn nái. Ngoài ra còn liên kết hợp tác với 40 hộ dân khác cung cấp thức ăn, con giống, thu mua lợn thịt cung ứng 400 tấn thức ăn. 6 tháng đầu năm 2012, đã mua 30 tấn thịt lợn hơi và cung ứng 240 tấn thức ăn cho các hộ chăn nuôi các xã quanh vùng. Các đồng chí lãnh đạo xã cho tôi một thông tin khá “hót”: mỗi năm trang trại của anh Viện thu lãi hàng trăm triệu đồng từ chăn nuôi và cung ứng thức ăn chăn nuôi!

Hợp tác xã nông nghiệp Phú Sơn, xã Ân Phú có thể coi là mô hình chăn nuôi đầu tiên của tỉnh hình thành từ sự liên kết giữa một bên là doanh nghiệp (Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại) với một bên là các hộ nông dân góp cổ phần chăn nuôi lợn thương phẩm và trại nái. Từ một người lính, một cán bộ địa phương về nghỉ hưu, ông Nguyễn Văn Xoan đã cùng 7 xã góp vốn lập nên một hợp tác xã dịch vụ tổng hợp quy mô lớn. Người dăm trăm triệu đến 1 tỷ đồng góp vốn ban đầu, đầu tư thêm từ các nguồn vay ưu đãi và hỗ trợ cảu nhà nước, nay hợp tác xã có trong tay 450 con lợn nái, 100 con lợn rừng, hàng ngàn con gà, 10 con bò giống. Ngoài ra, còn có thêm 5 ha cao su, vài ngàn cây chuối tiêu hồng miền Bắc, 500 cây mít Thái Lan, 10 ha nuôi cá vừa thả nuôi lứa đầu 200 kg cá giống. Một hệ thống chuồng nuôi 30 con hươu vừa làm xong, tới đây đơn vị sẽ nuôi tiếp 2.000 con lợn thịt cung cấp cho các huyện vùng phía Bắc Hà Tĩnh. Được biết, bình quân ba tháng xuất chuồng mỗi lứa lợn thương phẩm, hợp tác xã có lãi ròng từ 80-100 triệu đồng/lứa.

Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm liên kết với Tập đoàn CP Việt Nam của gia đình anh Mai Xuân Hạnh, xã Sơn Thọ, qui mô 600 con/lứa, lợi nhuận 400 triệu đồng/năm. Ảnh: Thanh Hoài
Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm liên kết với Tập đoàn CP Việt Nam của gia đình anh Mai Xuân Hạnh, xã Sơn Thọ, qui mô 600 con/lứa, lợi nhuận 400 triệu đồng/năm. Ảnh: Thanh Hoài

Theo anh Nguyễn Quang Điền, Chánh Văn phòng UBND huyện, từ thực tế của mình, Vũ Quang tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn đồi, trồng cây ăn quả chủ lực như cam, chanh và chăn nuôi. Với chăn nuôi huyện có cách làm riêng, vì dân chưa có nền, thiếu kinh nghiệm, huyện và các xã tổ chức nhiều đợt cho bà con đi tham quan thực tế, có cơ chế, chính sách hỗ trợ mạnh từ phía nhà nước, tạo ra mô hình, nhân rộng lan tỏa điển hình.Vũ Quang kiên trì Phải tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho mọi người hiểu rằng: XDNTM người dân phải là chủ thể, không có sự trông chờ, ỉ lại ai cả. Vì vậy, chỉ vài năm Vũ Quang đã có hàng trăm mô hình kinh tế tổ hợp, hợp tác xã, gia trại…xuất hiện. Chủ trương của địa phương khuyến khích ra đời các mô hình kinh tế lớn để có điều kiện huy động vốn phát triển sản xuất và đủ sức cạnh tranh với thị trường.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast