Siêu trăng “Cá tầm” rực rỡ trên bầu trời thế giới

Siêu trăng cuối cùng của năm 2022 còn được gọi là siêu trăng "Cá tầm" do loài cá lớn này dễ đánh bắt vào tháng 8.

Siêu trăng “Cá tầm” rực rỡ trên bầu trời thế giới

Siêu trăng Cá tầm mọc phía sau tòa nhà The Shard ở London, Anh. Ảnh: AP

Siêu trăng xuất hiện vào ngày 11 - 12/8, có thể quan sát từ nhiều địa điểm ở Anh và một số nước khác, theo Space.

Siêu trăng “Cá tầm” rực rỡ trên bầu trời thế giới

Siêu trăng chiếu sáng phía trên tượng đài Stonehenge ở Wiltshire, Anh. Mặt Trăng xuất hiện ở chân trời với màu cam sau khi Mặt Trời lặn. Ảnh: Nick Bull

Trăng tròn diễn ra theo chu kỳ 29,5 ngày nhưng siêu trăng hiếm gặp hơn nhiều. Trong năm 2022, có 4 sự kiện siêu trăng rơi vào các ngày 16/5, 14/6, 13/7 và 11/8.

Siêu trăng “Cá tầm” rực rỡ trên bầu trời thế giới

Siêu trăng lơ lửng phía sau những tòa nhà chọc trời tại quận tài chính ở Frankfurt, Đức. Ảnh: AP

Siêu trăng là kết quả do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất theo đường elip thay vì hình tròn. Siêu trăng xảy ra khi trăng tròn trùng với cận điểm, điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo. Điều này khiến Mặt Trăng trông lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn bình thường khi nhìn từ Trái Đất.

Siêu trăng “Cá tầm” rực rỡ trên bầu trời thế giới

Mặt Trăng mọc phía sau tòa nhà ở Amman, thủ đô Jordan tại Trung Đông. Ảnh: AFP

Siêu trăng “Cá tầm” rực rỡ trên bầu trời thế giới

Tòa nhà Royal Liver ở Liverpool được rọi sáng bởi siêu trăng cuối cùng trong năm. Ảnh: PA

Siêu trăng “Cá tầm” rực rỡ trên bầu trời thế giới

Mặt Trăng nhô lên phía sau lâu đài Dunstanburgh ở Northumberland, Anh. Ảnh: PA

Siêu trăng “Cá tầm” rực rỡ trên bầu trời thế giới

Mặt Trăng mọc phía sau đồi Glastonbury Tor ở Somerset, Anh. Ảnh: Mike Jefferies

Tin liên quan:
Theo VNE

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast