B52H áp sát Baltic, Nga lạnh lùng điều Tu-142

Đây không phải là lần đầu tiên Nga điều động sát thủ săn ngầm Tu-142 nhằm đối phó với những hành động khiêu kích từ phương Tây.

Mới đây, tiêm kích Typhoon của Không quân Italy đã nhận diện hai máy bay trinh sát săn ngầm Tu-142 Nga đang hoạt động trên không phận quốc tế gần Iceland. Máy bay quân sự Nga thường xuyên hoạt động gần các nước thành viên NATO, nhưng chuyến bay này lại khá bất thường khi Tu-142 hoạt động theo biên đội

NATO không công bố hình ảnh chuyến áp sát của tiêm kích Typhoon, chỉ cho biết không quân, hải quân Nga đã sử dụng phiên bản Tu-142MK và Tu-142MZ mới nhất trong biên chế.

"Máy bay tuần thám biển và săn ngầm hiếm khi hoạt động theo cặp. Chưa rõ mục đích của biên đội Tu-142 là gì, nhưng không thể loại trừ khả năng đây là màn phô trương sức mạnh để đáp trả việc Mỹ điều oanh tạc cơ B-52 đến châu Âu và thực hiện nhiều chuyến bay sát biên giới Nga trên Biển Baltic", chuyên gia quân sự David Cenciotti nhận xét.

B52H áp sát Baltic, Nga lạnh lùng điều Tu-142

Một chiếc Tu-142MZ Nga bay huấn luyện đầu năm 2019

Ngày 20/3, Mỹ điều phi đội 6 máy bay ném bom B-52H từ căn cứ không quân Barksdale, bang Louisiana đến căn cứ Fairford của Anh để thực hiện nhiều sứ mệnh khác khau trên khắp châu Âu.

4 chiếc trong số này hôm 18/3 bay qua nhiều khu vực trọng yếu như Biển Na Uy, Biển Baltic và Địa Trung Hải. Đây được coi là động thái nhằm phát thông điệp răn đe tới Moscow, bởi đây là ngày Nga kỷ niệm 5 năm sáp nhập bán đảo Crimea (18/3/2014).

Đây không phải là lần đầu tiên Nga điều động sát thủ săn ngầm Tu-142 nhằm đối phó với những hành động khiêu kích từ phương Tây.

Trước đó, hồi tháng 11/2018, máy bay ném bom Tu-142 của Nga đã bất ngờ xuất hiện ngay phía trên tàu khu trục USS Mount Whitney của hải quân Mỹ khi các thủy thủ trên tàu xếp đang chụp ảnh lưu niệm.

Tàu khu trục USS Mount Whitney của hải quân Mỹ khi ấy vừa hoàn thành bài tập trong khuôn khổ cuộc diễn tập Trident Juncture 18 trên vùng biển Na Uy. Việc một con tàu tối tân như USS Mount Whitney và tàu hộ tống đi cùng lại hoàn toàn bị bất ngờ trước sự xuất hiện của máy bay Nga khiến giới chuyên gia đặt ra nhiều câu hỏi.

Có hai cách lý giải, một là hệ thống radar giám sát trên không của tàu chiến Mỹ hoạt động quá kém nên không thể phát hiện được chiếc máy bay cỡ lớn của Nga và khả năng thứ 2 là chúng đã bị hệ thống tác chiến điện tử trên máy bay Nga "bịt mắt"".

B52H áp sát Baltic, Nga lạnh lùng điều Tu-142

Tàu chiến Mỹ bị bất ngờ trước sự xuất hiện của máy bay Nga

Máy bay trinh sát và săn ngầm Tu-142 là biến thể đặc biệt của máy bay ném bom Tu-95, có khả năng hoạt động 16 giờ liên tục cùng với kho vũ khí săn ngầm cực mạnh.

Biến thể nâng cấp sâu Tu-142MK được trang bị nhiều hệ thống cảm biến hiện đại để phát hiện tàu ngầm dưới biển, cùng hệ thống radar cảnh giới và dẫn bắn cho tên lửa hành trình. Phiên bản Tu-142MZ ra đời trong thập niên 1990 với động cơ và hệ thống điện tử mạnh hơn.

Mỗi máy bay Tu-142MK/MZ có bán kính chiến đấu 6.500 km, mang được tối đa 9 tấn vũ khí trang bị gồm phao thủy âm, thủy lôi, ngư lôi và tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35.

Nhờ khả năng phát hiện, tiêu diệt nhiều loại tàu ngầm khiến nó được mệnh danh là "sát thủ săn ngầm" hàng đầu của không quân hải quân Nga.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast