Quản lý lĩnh vực bổ trợ tư pháp góp phần nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Ngành Tư pháp Hà Tĩnh đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bổ trợ tư pháp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách tư pháp

Chiều 7/10/2021, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Hà Tĩnh có buổi làm việc với Sở Tư pháp về một số nội dung liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực bổ trợ tư pháp (BTTP).

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần chủ trì buổi làm việc; cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan..

Quản lý lĩnh vực bổ trợ tư pháp góp phần nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp ở Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần chủ trì buổi làm việc.

Trong những năm qua, Sở Tư pháp đã tập trung thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực BTTP.

Trên địa bàn tỉnh có 14 tổ chức hành nghề luật sư, 6 chi nhánh, 53 luật sư và 7 người tập sự hành nghề luật sư, 1 trung tâm tư vấn pháp luật. Năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, các tổ chức, trung tâm đã giải quyết 332 vụ việc, bao gồm 79 việc tố tụng, 209 việc tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác, 44 việc trợ giúp pháp lý.

Quản lý lĩnh vực bổ trợ tư pháp góp phần nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp ở Hà Tĩnh

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga: Cần tăng cường hơn nữa công tác trợ giúp pháp lý đối với các vụ án liên quan đến các vụ việc hiếp dâm trẻ tàn tật, đối tượng yếu thế trong xã hội.

Tính từ năm 2019 đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã thực hiện 212 vụ việc tư vấn, hướng dẫn, thực hiện 347 vụ việc tố tụng. Hoạt động tư vấn tại cơ sở giúp cho người được trợ giúp pháp lý dễ dàng tiếp cận thông tin pháp luật, góp phần giải quyết vướng mắc, giảm bớt khiếu kiện, khiếu nại của người dân trên từng địa bàn.

Quản lý lĩnh vực bổ trợ tư pháp góp phần nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp ở Hà Tĩnh

Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng: Công tác chỉ đạo, điều hành bổ trợ tư pháp thực hiện thống nhất; hoàn thành và đảm bảo chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ đã đề ra.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 10 tổ chức hành nghề công chứng, 20 công chứng viên. Từ năm 2019 đến 6 tháng đầu năm 2020, các tổ chức công chứng đã thực hiện 86.338 việc công chứng, thu phí hơn 31,9 tỷ đồng.

Trên địa bàn tỉnh có 2 tổ chức giám định tư pháp công lập, 70 giám định viên và 57 người giám định tư pháp theo vụ việc; từ năm 2019 đến nay đã thực hiện 2.588 vụ việc giám định.

Quản lý lĩnh vực bổ trợ tư pháp góp phần nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp ở Hà Tĩnh

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia: Cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đấu giá tài sản, đặc biệt liên quan đến đất đai. Kịp thời sửa đổi, bổ sung, khắc phục một số hạn chế trong Luật Trợ giúp pháp lý.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 9 tổ chức đấu giá tài sản, 4 chi nhánh và 22 đấu giá viên. Từ năm 2019 đến 6 tháng đầu năm 2021, các tổ chức đấu giá tài sản đã đấu giá thành 1.010 cuộc, vượt giá khởi điểm gần 972 tỷ đồng…

Quản lý lĩnh vực bổ trợ tư pháp góp phần nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp ở Hà Tĩnh

Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Nguyễn Mạnh Quỳnh: Số lượng đấu giá tài sản công trên địa bàn ngày càng tăng; các doanh nghiệp chủ yếu đấu giá liên quan đến đất đai, chưa phát hiện các vụ việc cấu kết giữa doanh nghiệp và người tham gia đấu giá để trục lợi.

Phát biểu tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự đề nghị làm rõ một số vấn đề như: Việc phân bổ các tổ chức hành nghề luật sư, văn phòng công chứng; nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân, việc trợ giúp pháp lý theo nhu cầu người dân hay theo kế hoạch đã định…

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của Sở Tư pháp đối với việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực BTTP.

Quản lý lĩnh vực bổ trợ tư pháp góp phần nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp ở Hà Tĩnh

Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần kết luận buổi làm việc.

Thời gian tới, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần đề nghị Sở Tư pháp tiếp tục tăng cường các chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực BTTP; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về BTTP.

Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác BTTP. Tham mưu xây dựng cơ chế xã hội hóa để thu hút nguồn lực phục vụ cho hoạt động giám định pháp y. Tiếp tục thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”…

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast