Cuộc sống của một người cầu toàn, càng yêu sự hoàn hảo càng nhận lấy sự thiếu sót

Trái đất không phải là một vòng tròn tuyệt đối mà không có điểm gồ ghề. Do đó, cuộc sống cũng không phải lúc nào cũng hoàn hảo như cách mà ta luôn mong muốn. Nếu bạn là một người luôn đặt quyết tâm hoàn hảo hóa mọi thứ thì liệu đó có phải là một đức tính tốt hay không? Hay là một thói quen mà mình cần phải học cách buông bỏ?

Cuộc sống của một người cầu toàn, càng yêu sự hoàn hảo càng nhận lấy sự thiếu sót

Làm thế nào để biết bạn có phải là người cầu toàn hay không?

Bạn thức dậy với hy vọng rằng ngày sắp tới của mình sẽ là một ngày hoàn hảo? Bạn bắt đầu một ngày mới với niềm tin rằng mình sẽ hoàn thành từng công việc một cách triệt để và thành công, hay nói một cách khác là thực hiện công việc một cách hoàn hảo? Nhưng đột nhiên, có một cái gì đó không đúng với dự tính, mọi thứ không đi theo con đường mà bạn nghĩ, và bạn cảm thấy thất vọng, tức tối và rồi tự hỏi làm thế nào để bắt đầu lại mọi thứ để ra một kết quả thật hoàn hảo nhất có thể? Nếu bạn nhìn thấy bản thân mình trong những câu hỏi trên thì rất có thể bạn là một người theo chủ nghĩa cầu toàn.

Cuộc sống của một người cầu toàn, càng yêu sự hoàn hảo càng nhận lấy sự thiếu sót

Những người cầu toàn trong cuộc sống

Bạn có thể biết ai đó đang nhìn mình với một ánh mắt dò xét, nhìn thấy những sai sót trong hành vi của người khác. Có một người cầu toàn trong gia đình có thể dẫn đến những lời chỉ trích không ngớt về việc bạn đang làm gì sai và làm thế nào để khiến nó trở nên đúng đắn. Đôi khi những lời chỉ trích đó là đúng nhưng cũng không khỏi gây khó chịu nếu bạn thường xuyên phải lắng nghe chúng.

Nếu bạn đang làm việc với một người cầu toàn, ắt hẳn cuộc sống của bạn sẽ trở nên khó hiểu hoặc thậm chí là bực bội thường xuyên. Đôi khi bạn có thể cảm thấy sự cầu toàn của họ chỉ là đang trì hoãn công việc cần phải hoàn thành mà thôi. Nếu sếp của bạn là một người cầu toàn thì rất có thể bạn sẽ phải thường xuyên đối mặt với những lần “bắn” mail liên tục chỉ để yêu cầu bạn khắc phục những vấn đề nhỏ theo giải pháp và tiêu chuẩn hoàn hảo mà họ đặt ra.

Người kén chọn không chấp nhận gì ngoài sự hoàn hảo từ bản thân và người khác. Làm việc với một người theo chủ nghĩa hoàn hảo thực sự sẽ gây khó khăn cho bạn nhưng ngược lại, chính họ cũng đang cảm thấy khó khăn. Hãy tưởng tượng, không có gì làm họ hạnh phúc hơn bằng việc hoàn thành những công việc theo quy chuẩn hoàn hảo mà họ đặt ra, và nếu bạn là người phá vỡ bức tranh đó thì thật là đáng lo ngại.

Cuộc sống của một người cầu toàn, càng yêu sự hoàn hảo càng nhận lấy sự thiếu sót

Hậu quả của chủ nghĩa hoàn hảo là gì?

Hậu quả chính của việc cầu toàn là khiến cho con người ta không thể nào sống một cuộc sống hoàn hảo. Có nghĩa rằng nếu bạn là một người cầu toàn thì hãy chấp nhận sự thật rằng cuộc sống sẽ không bao giờ hoàn hảo như bức tranh bạn tự vẽ ra cho mình.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tin rằng những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường thiếu tính linh hoạt trong nhận thức, nếu xét về mặt thực tế thì đây không phải là một điều quá ngạc nhiên. Những người theo chủ nghĩa cầu toàn thường không bao giờ nhìn thấy những lựa chọn khác ngoài phương án mà họ đã đề ra. Họ có một con đường lý tưởng trước mắt và không còn bất kỳ lựa chọn nào khác. Họ chỉ có thể thành công hoặc thất bại trong việc đạt được mục tiêu lý tưởng của mình.

Ngoài ra, hậu quả của chủ nghĩa hoàn hảo cũng có thể dẫn đến việc khiến cho những mối quan hệ trở nên khó khăn. Mọi người xung quanh có thể né tránh bạn vì thường không ai muốn mình bị soi mói, chỉ trích và bị chỉ ra những điểm sai sót của mình cả. Những người cầu toàn thường có những tiêu chuẩn cao cho bản thân và cả cho những người khác. Do đó, những người xung quanh không đáp ứng được những tiêu chuẩn đó sẽ dễ bị phán xét liên tục cho tới khi họ không chịu nổi và chủ động rời đi.

Tại sao nhiều người lại theo chủ nghĩa hoàn hảo?

Những người cầu toàn thường cảm thấy như mình đang mất kiểm soát và cách duy nhất để giữ quyền kiểm soát là yêu cầu sự hoàn hảo từ bản thân. Nếu bạn mang lại có một ngày hoàn hảo từ lúc thức dậy cho đến lúc đi ngủ thì điều đó có nghĩa là bạn có toàn quyền kiểm soát hành động, suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Chủ nghĩa hoàn hảo và cảm giác kiểm soát có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó cũng là cách mà nhiều người đối phó với tình huống căng thẳng và lo lắng mà mình đang mất kiểm soát. Do đó, những người cầu toàn sẽ cảm thấy rằng nếu họ có thể kiểm soát được cảm xúc thì họ có thể đạt được kết quả mà mình mong đợi. Trong những tình huống căng thẳng thì họ cảm thấy rằng kết quả đạt được phải thật hoàn hảo để có thể giảm bớt căng thẳng cho bản thân.

Cuộc sống của một người cầu toàn, càng yêu sự hoàn hảo càng nhận lấy sự thiếu sót

Người cầu toàn trong một mối quan hệ lãng mạn

Thường những người cầu toàn trong một mối quan hệ tình cảm sẽ rất kén chọn. Họ có một hình mẫu lý tưởng và sẽ không chấp nhận người không đạt được những tiêu chuẩn đó bước vào cuộc sống của mình. Điều này có thể dễ dàng khiến cho một người cầu toàn phải độc thân trong một thời gian dài vì không ai đáp ứng những tiêu chuẩn chọn lựa của họ.

Làm thế nào để hạn chế tính cầu toàn của bản thân?

Người cầu toàn cần xem xét và tìm ra những cách thay thế để tiếp cận một mục tiêu nào đó. Nên nhớ rằng, không phải chỉ có một con đường hay một cách duy nhất để có thể thực hiện những nhiệm vụ mà bạn cần phải hoàn thành.

Tìm kiếm sự hoàn hảo không giống như việc tìm kiếm sự hoàn thiện. Một người cầu toàn thường nói về tính kỷ luật và sự chỉnh chu trong mọi mặt. Họ luôn tin rằng không có cách nào khác để thành công ngoài việc thực hiện theo con đường mà họ đã hoạch định. Tìm kiếm sự hoàn hảo có thể tác động ngược lại với sự hoàn thiện vì chắc chắn rằng hầu hết những người theo chủ nghĩa hoàn hảo đều không thể nào đạt được sự viên mãn và một cuộc sống hoàn hảo trong mơ mà họ luôn hướng tới.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast