Các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính

(Baohatinh.vn) - Chỉ đạo tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị trên cơ sở các nội dung tại hội nghị, các địa phương, đơn vị cần chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) để khi Chính phủ ban hành nghị quyết về CCHC thì kịp thời thực hiện.

Chiều nay (18/3), Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình - Trưởng ban chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân; Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì hội nghị.

Các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và lãnh đạo Sở Nội vụ chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Quá trình thực hiện cải cách hành chính thời gian qua, gắn với triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước ta.

Thể chế của nền hành chính, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về mối quan hệ giữa nhà nước và Nhân dân được hoàn thiện, củng cố và được triển khai có hiệu quả trên thực tế.

Các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu khai mạc Hội nghị (Ảnh: VGP/Lê Sơn).

Tổng số văn bản pháp luật (VBQPPL) mà các bộ đã ban hành từ năm 2012 đến nay là hơn 8.600 văn bản, còn ở cấp tỉnh từ năm 2011 đến tháng 5/2020 đã ban hành khoảng 385.826 VBQPPL. Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 TTHC, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.

Các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính

Đại biểu tham gia tại điểm cầu Hà Tĩnh

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đã tiếp tục được triển khai thực hiện với nhiều nhiệm vụ quan trọng, đạt được một số kết quả được ghi nhận.

Các bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) đã giảm 12 vụ và tương đương, giảm 10 đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với các tỉnh, thành phố (so sánh thời điểm 30/6/2019 với thời điểm 30/6/2017) giảm 5 tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, giảm 973 tổ chức cấp phòng, 127 tổ chức cấp chi cục, 1.179 tổ chức cấp phòng thuộc chi cục. Ở cấp huyện giảm 294 tổ chức cấp cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có nhiều đổi mới, đã từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính, tổ chức khoa học và công nghệ công lập được đổi mới, giúp các đơn vị chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách.

Các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính

Đại biểu các sở, ban, ngành tham gia tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Thực hiện chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Chỉ số CCHC của Hà Tĩnh năm 2019 tăng 15 bậc so với năm 2012. Toàn tỉnh đã ban hành 4.590 văn bản QPPL, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế, an sinh xã hội và phục vụ các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá về CCHC trên địa bàn tỉnh. Thực hiện thành công việc cắt giảm 1/3 thành phần hồ sơ, giảm ½ thời gian giải quyết các TTHC.

Thực hiện Nghị quyết 18, 19 của Trung ương, Hà Tĩnh đã sắp xếp, giảm 2 tổ chức tương đương sở, 44 chi cục, phòng chuyên môn thuộc sở, UBND cấp huyện, 288 đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh, chuyển 17 đơn vị sự nghiệp sang hoạt động tự đảm bảo 100% chi thường xuyên. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho 873/873 đơn vị sự nghiệp; 338/338 đơn vị hành chính nhà nước, đạt 100%. Hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống mạng, phần mềm chuyên dụng có bước nhảy vọt, tăng 37%.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, giai đoạn 2021 - 2030, Chính phủ đặt ra mục tiêu, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp tinh gọn, thông suốt và hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong thời gian qua, đất nước đã đạt được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội, QP-AN được giữ vững, môi trường đầu tư được cải thiện, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Kết quả đó có sự đóng góp to lớn của công tác CCHC.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, biểu dương những kết quả toàn diện của chương trình CCHC giai đoạn 2011-2020 đã đạt được.

Các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính

Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý, kết quả đạt được to lớn song vẫn còn tình trạng chậm trễ, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp, “đá bóng” trách nhiệm; bộ máy còn cồng kềnh, còn lãng phí…Chính vì vậy, trong thời gian tới nhiệm vụ đặt ra cho công tác CCHC còn nặng nề.

Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, lấy sự hài lòng của người dân làm thướcc đo; chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạm; hoàn thiện các cơ chế chính sách, thúc đẩy sáng tạo, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, hiệu quả; hoàn thiện thể chế pháp luật theo hướng dễ hiểu, dễ vận dụng.

Thủ tướng yêu cầu các ngành, các cấp tiếp tục đơn giản hóa TTHC, công khai, minh bạch để phòng chống hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu; hoàn thiện pháp luật về bộ máy nhà nước gắn với tinh giản biên chế. Tiếp tục rà soát, quản lý hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường phân cấp, phân quyền, gắn trách nhiệm để phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới; đẩy mạnh cải cách công vụ, thay đổi lề lối làm việc, nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ.

Các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính

Chỉ đạo tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị trên cơ sở các nội dung tại hội nghị, các địa phương, đơn vị cần chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch CCHC để khi Chính phủ ban hành nghị quyết về CCHC thì kịp thời thực hiện.

Sở Nội vụ chủ động tham mưu với tỉnh các nội dung của chương trình CCHC giai đoạn 2021-2030; xây dựng đề án vị trí việc làm gắn với tinh giản biên chế; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chỉ số CCHC ở các sở, ngành cấp tỉnh phù hợp với thực tiễn.

Phó Chủ tịch Thường trực cũng yêu cầu từ những hạn chế được chỉ ra tại cuộc đánh giá, xếp loại CCHC năm 2020, các đơn vị, địa phương tập trung khắc phục kịp thời; vào cuộc xử lý, giải quyết các tồn đọng, vướng mắc ở cơ sở để tạo sự đồng thuận cho Nhân dân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác CCHC trên các lĩnh vực.

Chủ đề Cải cách hành chính

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast