Phát hiện tấm bia đá cổ thời kỳ nhà Mạc trên 400 năm ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Tấm bia đá cổ có niên đại năm 1588, được phát hiện tại ngôi chùa cổ Gia Hưng tự thuộc thôn Vĩnh Côi, xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh).

Phát hiện tấm bia đá cổ thời kỳ nhà Mạc trên 400 năm ở Hà Tĩnh

Tấm bia là khối đá thanh màu xanh đen nguyên khối gồm hai mặt hình chữ nhật, bao gồm: Bệ bia, thân bia và trán bia.

Phát hiện tấm bia đá cổ thời kỳ nhà Mạc trên 400 năm ở Hà Tĩnh

Bia có kích thước cao 1m20, chiều rộng 0,70m, chạm khắc 28 dòng chữ Hán cổ bao gồm cả mặt trước và mặt sau thân bia. Mặt trước trán bia chạm khắc hình mặt trời, trong đó có hình con chim và họa tiết hoa văn hình tua mây. Xung quanh diềm bia chạm khắc các họa tiết hoa văn hình hoa lá.

Trán bia khắc nổi 6 chữ Hán cổ: 重 修 嘉 興 寺 碑, Trùng tu Gia Hưng tự bi (Bia trùng tu chùa Gia Hưng).

Phát hiện tấm bia đá cổ thời kỳ nhà Mạc trên 400 năm ở Hà Tĩnh

Mặt trước thân bia

Bia được khởi dựng vào năm Quang Hưng 11 (1588). Bài Văn bia do Đinh Bạt Tụy soạn, ông quê huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, thi đỗ Tiến sỹ khoa thi Giáp Dần năm 1554 thời Lê Trung Tông, làm quan đến chức Binh bộ Thượng thư, tước Khê Quận công.

Nội dung văn bia ca ngợi công đức của Văn Lý hầu Trần Tịnh, quê làng Mật Thiết, xã Nguyệt Ao, huyện Thiên Lộc, nay là xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã góp công đức khởi xướng trùng tu ngôi cổ tự chùa Gia Hưng.

Phát hiện tấm bia đá cổ thời kỳ nhà Mạc trên 400 năm ở Hà Tĩnh

Mặt sau thân bia

“Đây là tấm văn bia đá cổ thời kỳ nhà Mạc độc đáo quý hiếm. Đặc biệt, họa tiết hoa văn hình con chim lạ được trang trí trên mặt trước trán bia mang phong cách đặc trưng của thời Mạc và là tấm bia đá có niên đại sớm nhất, cổ nhất cách đây trên 400 năm được phát hiện lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”, Ông Nguyễn Tùng Lĩnh - Trưởng phòng Quản lý Di sản, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh cho biết.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast