Nhờ U22 Lào, U22 Việt Nam nhận ra điểm yếu cố hữu

Trước khi bước vào những trận đấu quyết liệt với độ khó cao, U22 Việt Nam đã nhận ra được điểm yếu vốn đã tồn tại khá lâu nơi hàng thủ.

Nhờ U22 Lào, U22 Việt Nam nhận ra điểm yếu cố hữu

Gặp đối thủ không đồng cân đồng lạng như U22 Lào, các học trò HLV Park Hang Seo không khó để kiểm soát thế trận và nhất là trong bối cảnh, đối phương chủ động chơi phòng ngự phản công càng giúp U22 Việt Nam lấn át về thời lượng kiểm soát bóng. Những bàn thắng liên tục xuất hiện và có một điều đặc biệt, kể cả khi bị thua 3-4 quả, U22 Lào vẫn không điều chỉnh lối chơi, tiếp tục phòng ngự.

Chính điều này khiến cho hàng thủ U22 Việt Nam không có được sự tập trung và bị thủng lưới ở phút 60 sau pha bật cao đánh đầu của Kaharh. Đấy cũng là lần đầu tiên lưới của U22 Việt Nam bị rung lên tại SEA Games 30.

Tuy nhiên, điều đáng nói lưới của thủ môn Văn Toản lại bị xuyên thủng bởi đội bóng bị đánh giá yếu hơn như U22 Lào. Đây chính là điều khiến HLV Park Hang Seo “lăn tăn” nhất dù đội nhà vừa có chiến thắng đậm 6-1 .

Nhờ U22 Lào, U22 Việt Nam nhận ra điểm yếu cố hữu

Điều đáng nói hơn cả, pha thủng lưới đó lại đến từ tình huống cố định, điểm yếu tương đối lớn trong cách bố trí phòng ngự của U22 Việt Nam. Pha ghi bàn của Kaharn đến từ pha đá phạt bên cánh phải và các trung vệ của U22 Việt Nam đã không tổ chức bắt người hiệu quả dẫn đến việc đối phương khá thoải mái đánh đầu làm tung lưới Văn Toản.

Thực ra, không chỉ ở đội U mà cấp ĐTQG, đội bóng của chúng ta vẫn thường bị đối phương khai thác triệt để từ tình huống cố định. Còn nhớ tại AFF Suzuki Cup 2019, ĐT Việt Nam đã bị thủng đến 3 bàn sau những tình huống mà Philippines, Malaysia tận dụng từ các pha đá phạt.

Trong hệ thống phòng ngự của HLV Park Hang Seo luôn có 3 trung vệ chơi giăng ngang và hai biên có những chân chạy khá hiệu quả, lên công về thủ đều chân thế nên đã tạo nên thế gọng kìm, không có “đất” cho đối phương tổ chức các pha tấn công. Những pha phối hợp của đối thủ đã rất nhiều lần bị “bóp chết” ngay trước vòng cấm địa và các cầu thủ tuyến dưới luôn bọc lót cho nhau khá tốt.

Nhờ U22 Lào, U22 Việt Nam nhận ra điểm yếu cố hữu

Ở U22 Việt Nam hiện nay, ngoài Trọng Hoàng (hoặc Tấn Tài), Văn Hậu (hoặc Thanh Thịnh) chơi rất đều chân ở hai biên còn phía trong, ở trận gặp U22 Lào, Ngọc Bảo, Thành Chung và Tiến Dụng đã được lựa chọn làm 3 trung vệ. Hàng thủ của U22 Việt Nam đã hoạt động khá trơn tru, điềm tĩnh, phối hợp nhịp nhàng. Tuy nhiên, điểm yếu từ các pha chống đá phạt đã xuất hiện.

Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu như ở lượt tới, các đội bóng có trình độ cao hơn U22 Brunei, U22 Lào là U22 Singapore, U22 Indonesia và đặc biệt U22 Thái Lan sẽ biết cách khai thác vào tử huyệt của U22 Việt Nam. Thế nên, điều cần thiết lúc này với hàng thủ U22 Việt Nam phải có những phương án, tổ chức bắt người và bọc lót cho nhau kỹ càng hơn mỗi khi đối phương triển khai đá phạt hàng rào hay đá phạt góc.

Theo Bongda+

Chủ đề SEA Games

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast