Chiếc giường có giá… 645 tỉ đồng

Chiếc giường của nhà vua từng bị vứt trong bãi đậu xe, khi nhà đấu giá tìm tới đem đi, chủ nhân chiếc giường thậm chí còn “cho không, biếu không”.

Chiếc giường bằng gỗ sồi bị vứt bỏ trong bãi đậu xe, sau đó được bán đấu giá với mức giá khá khiêm tốn. Tuy vậy, giờ đây, khi người ta đã có thể khẳng định chiếc giường thuộc về vua Anh Henry VII dựa trên xét nghiệm DNA, chiếc giường ngay lập tức có mức giá “khủng”.
Chiếc giường bằng gỗ sồi bị vứt bỏ trong bãi đậu xe, sau đó được bán đấu giá với mức giá khá khiêm tốn. Tuy vậy, giờ đây, khi người ta đã có thể khẳng định chiếc giường thuộc về vua Anh Henry VII dựa trên xét nghiệm DNA, chiếc giường ngay lập tức có mức giá “khủng”.

Một chiếc giường cũ bị vứt trong bãi đậu xe của một khách sạn đã được đem bán đấu giá, thu về 2.200 bảng (70 triệu đồng). Những tưởng đó đã là mức giá cao nhất mà chiếc giường cũ bị vứt bỏ có thể đạt được. Nhưng ngay sau đó, chủ nhân mới của chiếc giường đã được các nhà nghiên cứu giúp xác định lai lịch và khẳng định đây là một món bảo vật của Hoàng gia Anh.

Chiếc giường từng thuộc về vua Anh Henry VII (tại vị: 1485-1509), ngay lập tức giá trị của chiếc giường tăng lên tới 20 triệu bảng (645 tỉ đồng).

Chiếc giường được chạm trổ cầu kỳ này đã bị tháo rời ra thành từng mảnh và bị vứt bỏ trong bãi đậu xe của một khách sạn ở thành phố Chester vì trong lúc sửa sang khách sạn, những người thợ xây thấy chiếc giường này quá tốn diện tích, gây vướng víu, nên đã được phép mang đi vứt bỏ.

Sau hàng trăm năm, chẳng còn ai nhớ tới nguồn gốc của chiếc giường nữa, vì vậy, chiếc giường cũ liền bị “bạc đãi”.

Nhà đấu giá nghe tin đã tìm tới và mang chiếc giường đi như một món đồ phế liệu vô giá trị, được “cho không, biếu không”, ngay bản thân nhà đấu giá cũng chỉ nghĩ đây là một chiếc giường cổ và nhanh chóng rao bán với “giá bèo”.

Năm 2010, chiếc giường được mua với giá chỉ 2.200 bảng (70 triệu đồng) bởi một chuyên gia về những chiếc giường cổ - anh Ian Coulson.
Năm 2010, chiếc giường được mua với giá chỉ 2.200 bảng (70 triệu đồng) bởi một chuyên gia về những chiếc giường cổ - anh Ian Coulson.

Năm 2010, chiếc giường được mua với giá chỉ 2.200 bảng (70 triệu đồng) bởi một chuyên gia về những chiếc giường cổ - anh Ian Coulson. Ngay khi đọc được thông tin về chiếc giường cổ sắp được đem bán đấu giá, anh Coulson đã nhận ra đây có thể là một cổ vật rất giá trị mà bản thân nhà đấu giá cũng chưa ý thức được.

Tuy vậy, anh Coulson cũng không thể ngờ rằng mình đã may mắn nắm giữ trong tay một cổ vật “độc nhất vô nhị”, rất có giá trị. Chiếc giường thực tế là “long sàng” duy nhất còn tồn tại cho tới hôm nay của triều đại Tudor (Anh).

Tuy vậy, quá trình để chứng thực được điều này không hề đơn giản. Giờ đây, khi kết quả DNA được tìm thấy trên chiếc giường đã chứng tỏ rằng nó từng một thời thuộc về vua Anh Henry VII, không ai còn có thể phủ nhận giá trị đích thực của hiện vật này.

Những kiểm tra về mẫu gỗ, lớp sơn cũng đều đưa tới kết quả phù hợp, khẳng định rằng chiếc giường từng một thời thuộc về vua Anh Henry VII. Chiếc giường đã được đưa theo nhà vua khi ngài thực hiện cuộc hành trình hồi năm 1495 tới hạt Lancashire, sau đó, chiếc giường đã bị bỏ lại trên đường đi.
Những kiểm tra về mẫu gỗ, lớp sơn cũng đều đưa tới kết quả phù hợp, khẳng định rằng chiếc giường từng một thời thuộc về vua Anh Henry VII. Chiếc giường đã được đưa theo nhà vua khi ngài thực hiện cuộc hành trình hồi năm 1495 tới hạt Lancashire, sau đó, chiếc giường đã bị bỏ lại trên đường đi.
Chiếc giường đã được mua với giá chỉ 2.200 bảng hồi năm 2010 sau khi bị vứt trong bãi đậu xe của khách sạn Redland House ở thành phố Chester. Vua Henry VIII có thể đã được sinh ra trên chiếc giường này.
Chiếc giường đã được mua với giá chỉ 2.200 bảng hồi năm 2010 sau khi bị vứt trong bãi đậu xe của khách sạn Redland House ở thành phố Chester. Vua Henry VIII có thể đã được sinh ra trên chiếc giường này.

Trên chiếc giường có những câu trích dẫn từ trong Kinh thánh và một số cảnh trí về Thiên Chúa. Vua Henry VII và hoàng hậu Elizabeth được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ về Adam và Eve. Ngoài ra, những hình ảnh về hoa trái như chùm nho, trái dâu… đều là những biểu tượng thời Trung cổ cho sự sinh sôi, nảy nở.

Chiếc giường khắc họa những câu chữ và cảnh trí trong Kinh thánh đã cho thấy một tư tưởng truyền thống của những nhà vua Anh thuộc triều đại Tudor, khi họ tin rằng mình chính là người được Chúa lựa chọn.
Chiếc giường khắc họa những câu chữ và cảnh trí trong Kinh thánh đã cho thấy một tư tưởng truyền thống của những nhà vua Anh thuộc triều đại Tudor, khi họ tin rằng mình chính là người được Chúa lựa chọn.
Chiếc giường cũng khắc họa vua Henry VII và hoàng hậu Elizabeth trong hình ảnh của Adam và Eve.
Chiếc giường cũng khắc họa vua Henry VII và hoàng hậu Elizabeth trong hình ảnh của Adam và Eve.

Chiếc giường đã được thực hiện để chào đón hôn lễ của vị vua đầu tiên thuộc triều đại Tudor - vua Henry VII, được tổ chức vào ngày 18/1/1486. Hiện giờ, chiếc long sàng này là một trong những hiện vật có giá trị nhất ở Anh, có thể coi là một bảo vật quốc gia.

Dù chiếc giường hiện có mức giá lớn, nhưng chủ nhân của nó không có ý định đem bán ở thời điểm hiện tại, thay vào đó, anh muốn chiếc giường xuất hiện ở nhiều cuộc triển lãm, trưng bày.

Hiện tại, chiếc giường đang xuất hiện tại cuộc triển lãm mở ra tại ngôi nhà thuở ấu thơ của Anne Boleyn - người vợ thứ hai của vua Henry VIII, tại lâu đài Hever ở hạt Kent.

Bích Ngọc - Theo Daily Mail

Nguồn: dantri.com.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast