Bổ sung về Tomahawk, tên lửa khiến S-400 không thể đánh chặn

Đã có các ý kiến trái chiều nhau về tên lửa phòng không và “Tomahawk”. Vì thế có lẽ nên nói thêm một chút về loại tên lửa này mặc dù nó đã rất nổi tiếng.

Nguồn tư liệu và ảnh được lấy từ “Bình luận quân sự” (Nga) tháng 5/2017.

bo sung ve tomahawk ten lua khien s 400 khong the danh chan

1. Có lẽ, không có một hệ thống vũ khí nào trên thế giới lại nổi tiếng như “Tomahawk”.

Gần như bản tin thời sự nào có dính dáng đến quân sự thời gian gần đây đều có nhắc đến “Tomahawk”.

Những vụ bắn tên lửa (cả của Nga lẫn của Mỹ) tại Syria đang cho thấy một xu hướng của một số nước lớn tính tới khả năng sử dụng các phương tiện phi hạt nhân để đạt được những mục đích chiến lược (có nhiều ý kiến tranh cãi nhau về vấn đề này, chúng tôi sẽ giới thiệu những quan điểm ngược lại ở những bài sau).

2. Ngay từ đầu những năm 1970 người Mỹ đã nhận thức được một thực tế là trong thời đại của những công nghệ đột phá và nguy cơ xung đột quân sự ngày càng gia tăng, không thể sử dụng vũ khí hạt nhân để giải quyết các vấn đề chính trị.

Cần phải có một loại vũ khí có thể sử dụng trong bất kỳ thời gian nào, ở mọi nơi và có sức công phá lớn.

Xuất phát từ nhận thức trên, năm 1971, Giới lãnh đạo Mỹ đã quyết định triển khai thiết kế các tên lửa có cánh chiến lược phóng từ trên không, từ trên biển và từ mặt đất mang đầu tác chiến hạt nhân hoặc đầu tác chiến thông thường.

Những nhà chiến lược nhìn xa trông rộng Mỹ tại Lầu Năm Góc nhận định rằng, dòng tên lửa này sẽ góp phần tăng đáng kể khả năng kiềm chế “đối phương tiềm năng”.

3. Kết quả của những tính toán và chiến lược trên là: Hãng General Dynamics đã chế tạo tên lửa có cánh chiến lược cận âm (tốc độ đến 900km/h phóng từ trên không (máy bay) ALCM mang đầu tác chiến hạt nhân, tên lửa có cánh chiến lược phóng từ biển SLCM (3 mẫu) mang đầu tác chiến hạt nhân và đầu tác chiến thông thường, tên lửa có cánh chiến lược phóng từ mặt đất GLCM mang đầu tác chiến hạt nhân.

Đối với tất cả ba kiểu tên lửa nói trên, các thành phần, linh kiện và chi tiết đều được quy chuẩn hóa ở mức tối đa: động cơ (động cơ phản lực phụt thẳng), hệ thống dẫn đường, các đầu tác chiến và v.v…

Còn một điều cần phải nhấn mạnh là qua hơn 30 năm kể từ thời điểm các tên lửa nói trên được đưa vào trang bị, chúng không hề thay đổi về nguyên tắc, chỉ thường xuyên được hiện đại hóa.

4. Như đã biết, theo Hiệp ước về (hủy) tên lửa tầm gần và tầm trung ký giữa Mỹ và Liên Xô ngày 8/12/1987 (Hiệp định này đã được nói đến nhiều, xin nhắc lại nội dung chính có liên quan- các bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm và triển khai tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh phóng từ mặt đất tầm trung– từ 500 đến 5.500km, và tầm gần – từ 500 đến 1.000km), vì thế tên lửa GLCM (tên lửa phóng từ mặt đất) đã được đưa ra khỏi trang bị, tháo rỡ từ các trận địa ở Tây Đức và đưa về Mỹ.

Còn các “Tomahawk” phóng từ biển không bị cắt giảm và hiện nay chúng đang là thành phần vũ khí cơ bản của các hạm đội tàu nổi và tàu ngầm Mỹ.

5. Như đã nói ở phần trên, dòng tên lửa SLCM có ba mẫu (model là BGM-109A; BGM-109B; BGM-109C).

Tên lửa BGM-109A mang đầu đạn hạt nhân W-80 công suất khoảng 200Kt, tầm bắn gần 2.500km được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu chiến lược được bảo vệ kiên cố, như các hầm phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chẳng hạn.

Tên lửa BGM-109B (chống hạm) tương tự như 109A, nhưng mang đầu tác chiến thông thường và có hệ thống tự dẫn chủ động ở giai đoạn cuối quỹ đạo bay, chứ không phải là hệ thống dẫn đường TERCOM hoạt động theo nguyên tắc bám theo bề mặt địa hình.

Cự ly bắn của tên lửa này là 450km, còn trọng lượng đầu tác chiến- 450kg. Tên lửa model BGM-109C có cự ly bắn 1.500km được sử dụng để phá hủy các mục tiêu trên bộ. Nó tương tự như 109A, nhưng lại mang đầu tác chiến thông thường như tên lửa109B.

Tên lửa 109C sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với hệ thống dẫn đường TERCOM và hệ thống dẫn đường quang- điện tử DSMAC, hệ thống DSMAC có chức năng dẫn tên lửa đến mục tiêu ở giai đoạn cuối của quỹ đạo bay.

6. Chính tên lửa BGM-109C này là nhân vật chính của tất cả các bản tin gần đây.

Nếu nói một cách chính xác và chi tiết hơn, thì tính tới tiềm lực cải tiến rất lớn ngay từ đầu nên BGM-109C hiện nay đã không còn hoàn toàn là kiểu tên lửa được thiết kế từ những năm 1970.

Biến thể mới nhất của nó có ký hiệu RGM/UGM-109E Tac Tom Block 4 (tên lửa “Tomahawk” chiến thuật) được thiết kế năm 1998 nhưng đã là của Hãng Raytheon (chứ không phải của General Dynamics) và được Hải quân Mỹ tiếp nhận, đưa vào trang bị năm 2006.

Theo các dữ liệu của Cơ quan thông tin- tin tức Nga “Kỹ thuật tên lửa”, thì hệ thống dẫn đường của tên lửa nói trên (RGM/UGM-109E Tac Tom Block 4) có những khả năng mới làm tăng tính năng nhận dạng và xác định lại mục tiêu (cần tấn công) trong khi bay.

Có thể lập trình lại cho tên lửa tới 15 mục tiêu bổ sung bất kỳ đã được xác định từ trước qua liên lạc vệ tinh (siêu cao tần) sau khi tên lửa đã rời bệ phóng.

Tên lửa có khả năng kỹ thuật bay ở chế độ “chờ” tại khu vực được xác định là có mục tiêu trong vòng 3,5 tiếng đồng hồ ở cự ly 400km cách điểm phóng cho đến khi nhận được lệnh tiêu diệt mục tiêu hoặc tên lửa này cũng có thể được sử dụng như một máy bay không người lái để kiểm tra xem mục tiêu đã bị tiêu diệt hay chưa sau khi nó đã bị những tên lửa khác tấn công.

7. Tổng số lượng tên lửa mới (RGM/UGM-109E Tac Tom Block 4) được đặt hàng trong các năm từ 1999 đến 2015 là hơn 3.000 quả.

Năm 2014, Công ty Raytheon bắt đầu các lần bay thử nghiệm kiểm tra biến thể cải tiến Block IV có chức năng tấn công các mục tiêu trên biển và mục tiêu cơ động tốc độ thấp trên mặt đất.

Đầu tự dẫn radar chủ động mới IMS-280 với ăng ten mạng pha chủ động X-band (2) dải tần 10-12 GHz (chiều dài bước sóng – 2,5 cm) có khả năng so sánh, căn cứ vào tín hiệu điện từ phản hồi với hồ sơ tín hiệu của các mục tiêu tiềm năng đã được cài trước trong máy tính trên tên lửa và tự động xác định: “địch-ta”, tàu chiến hay là tàu dân sự.

Tùy thuộc vào tín hiệu trả lời, tên lửa sẽ tự chọn mục tiêu để tấn công.

8. Người Mỹ không (hoặc chưa) có ý định loại “Tomahawk” khỏi biên chế. Theo Defense News, tên lửa “Tomahawh” đầu tiên được phóng năm 1991 trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” (Iraq), và từ đó đến này là thành tố không thể thay thế của mọi chiến dịch quân sự có Mỹ tham gia.

Từ năm 1991 đến nay đã có hơn 2.000 tên lửa “Tomahawk” được phóng từ biển để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất ở nhiều nơi trên thế giới.

9. Theo thông tin từ Cục trưởng Cục phân tích ngân sách các chương trình quốc phòng thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế Mỹ Todd Harrison- hiện nay dự trữ tên lửa “ Tomahawk” là 4.000 quả và theo ông này thì như vậy là “đủ dùng” trong vòng 11năm.

Nhưng chỉ trong trường hợp là thi thoảng chỉ bắn một vài quả để “kiểm tra và giới thiệu”. Còn nếu xảy ra xung đột quy mô lớn, lượng dự trữ trên sẽ không đủ.

10. Và cuối cùng, vào đầu tháng 4 vừa qua, Tư lệnh Các chiến dịch hải quân Mỹ , Đô đốc John Richardson khi phát biểu trước các thành viên Ủy ban quân lực Hạ viện Mỹ đã tuyên bố là nếu Quốc hội Mỹ thông qua khoản ngân sách bổ sung 30 tỷ đôla cho chi tiêu quân sự trong năm tài chính này (2017) do Chính quyền D.Trump đệ trình, một phần trong khoản ngân sách bổ sung đó sẽ được chi để mua thêm tên lửa “Tomahawk”.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast