Công nghệ khiến máy bay tàng hình mất vị thế

Chi phí đắt đỏ cùng với khả năng chiến đấu bị hạn chế sẽ khiến máy bay tàng hình mất vị thế trong tương lai so với công nghệ tối tân khác.

Hiện nay, với bài học từ chương trình máy bay siêu đắt đỏ F-22 cùng với F-35 của Mỹ và một số đồng minh, nhiều quốc gia đang xem xét lại tham vọng phát triển máy bay chiến đấu tương lai không còn ưu tiên hàng đầu là khả năng tàng hình.

Giới chuyên gia cho rằng, hướng phát triển chiến đấu cơ trong thời gian tới sẽ theo 2 hướng khác nhau nhưng tất cả đều nhằm mục đích tăng cường hiệu quả khi chiến đấu. Hướng đầu tiên sẽ tập trung phát triển và chế tạo thế hệ máy bay chiến đấu 4+ có yếu tố tàng hình.

Công nghệ khiến máy bay tàng hình mất vị thế

F-35 từng nhiều lần bị radar Nga phát hiện.

Chúng vừa có một phần khả năng tàng hình nhờ ứng dụng ngược công nghệ của máy bay thế hệ thứ 5, khả năng cơ động, khối lượng vũ khí mang theo lớn và hệ thống điện tử mạnh mẽ giúp mang lại hiệu quả chiến đấu tối ưu.

Đi đầu theo hướng này là Hàn Quốc với chương trình KF-X và Thổ Nhĩ Kỳ với TF-X. Ở những máy bay này, tính năng tàng hình đã không còn là ưu tiên số 1 mà là khả năng chiến đấu. Chính vì vậy, chúng được tích hợp nhiều vũ khí ở móc treo bên ngoài cùng với bình nhiên liệu lớn hơn nhằm tăng cường tầm hoạt động.

Hướng phát triển tiếp theo đồng thời cũng được coi là định hướng chiến đấu cơ tương lai chính là máy bay tấn công không người lái (UCAV).

Bởi so với các máy bay chiến đấu truyền thống, UCAV có chi phí nhỏ hơn về vật lực và nhân lực, đồng thời có lợi thế là vật chất và con người nhỏ hơn và có lợi thế là được tích hợp cả hoạt động tấn công và giám sát.

Hiện nay hướng phát triển này đã bắt đầu được một số cường quốc quân sự phát triển. Điều làm nên sự khác biệt so với những máy bay khác thế hệ trước đó là chúng còn được tích hợp trí tuệ thông minh nhân tạo khiến hiệu quả chiến đấu sẽ vượt đáng kể so với tiêm kích tàng hình F-35 và những máy bay có người lái khác.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, mặc dù kỹ thuật UCAV và công nghệ trí tuệ nhân tạo đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, nhưng chúng chưa hoàn toàn trưởng thành và khó xử lý thông tin hiệu quả như các phi công chiến đấu đã được đào tạo nghiêm ngặt.

Vấn đề này cũng đã được Tư lệnh không quân Mỹ Mike Holmes cho biết, về lâu dài, Mỹ vẫn cần máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay có người lái khác để thiết lập và duy trì ưu thế trên không. Năm 2019, ba chiếc xe Tesla có khả năng lái tự động đã gặp tai nạn, điều này cho thấy tiềm năng của các hệ thống tự động không nên được cường điệu hóa.

Những yêu cầu kỹ thuật cao của máy bay không người lái có thể gây ra các vấn đề về “đạo đức chiến tranh”. Phải mất thời gian để dữ liệu cảm biến được truyền từ máy bay đến người điều khiển, người vận hành cần xử lý thông tin và đưa ra quyết định, sau đó lệnh sẽ được truyền trở lại máy bay.

Đối với môi trường chiến tranh cần ra quyết định tức thời thì quá trình này bị chậm và việc truyền thông bị chậm trễ có thể làm cho UCAV không thể duy trì khả năng cơ động. Do đó, UCAV cần các hệ thống rất tự động và phải hoàn toàn tự động.

Một vấn đề nữa là nếu nằm ngoài phạm vi điều khiển, UCAV cần được trao quyền với khả năng ra quyết định thông qua bộ xử lý trên máy bay hoặc quy trình điện toán đám mây được mã hóa. Cho đến nay, công nghệ này chưa tồn tại, và thậm chí nếu có, nó sẽ mang lại các vấn đề đạo đức.

Chính vì vậy, để UCAV có thể thay thế hoàn toàn nhiệm vụ của chiến đấu cơ có người lái cần phải mất thêm nhiều thời gian mới có thể thực hiện được.

Theo Tuấn Vũ/ Đất Việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast