Đại tướng Mỹ: Ai sẽ làm chủ bầu trời?

Nga và Trung Quốc đang thách thức phương Tây và Mỹ trong cuộc chiến trên không, đặc biệt trong việc tạo ra chiếc máy bay tàng hình thế hệ mới.

Hơn 20 năm sau khi Liên Xô tan rã, những máy bay chiến đấu của Mỹ và các đồng minh của mình ở châu Âu trở thành là “người làm chủ” bầu trời.

Tuy nhiên hiện tại Nga và Trung Quốc đang mạnh tay hơn và đúng hướng hơn trong việc phát triển, sử dụng vũ khí và đang hình thành cuộc chạy đua vũ trang mới.

dai tuong my ai se lam chu bau troi
F-22 đang được các chuyên gia quân sự yêu cầu tái sản xuất

Trong vài năm tới, những thiết kế mới sẽ xuất hiện đó là những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5,6 và hệ thống tên lửa phòng không hiện đại. Đặc biệt là sự trỗi dậy của Nga và Trung Quốc với hàng loạt thiết kế mới tiên tiến trên thế giới.

“Vấn đề cấp bách nhất hiện nay đối với Không quân Hoa Kỳ là đã xuất hiện đối thủ ngang tầm, có tiềm lực quân sự không kém hơn chúng ta”, tham mưu trưởng Không quân Hoa Kỳ, Đại Tướng David Goldfein cho biết.

Không quân Mỹ đã xác nhận được trang bị chiếc máy bay tiêm kích mới F-35. Đây là chiếc máy bay mạnh về khả năng tàng hình, được tạo ra đặc biệt nhằm thực hiện những cuộc tấn công có độ chính xác cao, đây trở thành tiêu chuẩn cho các hoạt động quân sự ở phương Tây.

F-22 được mệnh danh là chiếc “Ferrari” trong các máy bay chiến đấu, đây là chiếc máy bay tương đối mới, bắt đầu đi vào hoạt động cho Lực lượng vũ trang vào năm 2005. Đây là chiếc máy bay được thiết kế để tiêu diệt máy bay của đối phương trong khi bay ở tốc độ gấp hai lần tốc độ âm thanh. Gần đây chúng trở thành một máy bay ném bom và trinh sát thông tin trên lãnh thổ của đối phương.

Tuy nhiên hơn 75% số máy bay chiến đấu của Mỹ từ thời những năm 1970 của thế kỷ trước. F-15 biên chế trong Không quân Hoa Kỳ từ 1975, F-16 được sử dụng rộng rãi và cũng phục vụ từ năm 1979 và cả F/ A-18 của Hải quân Mỹ lần đầu tiên được bàn giao cho quân đội vào năm 1978.

Đây là những chiếc máy bay cũ đang phục vụ trong lực lượng Không quân của một số nước đồng minh ở châu Á và châu Âu, cùng với máy bay kiêm kích hiện đại hơn của Pháp như Rafael và Eurofighter.

Đối với Nga, họ đang có kế hoạch đưa vào sử dụng máy bay tiêm kích-tàng hình đầu tiên T-50 vào năm 2018.

Đây là chiếc máy bay hai động cơ có khả năng cơ động cực cao, được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại nhất cho phép phát hiện mục tiêu ở một khoảng cách rất lớn.

Không chỉ có vậy các máy bay chiến đấu của Nga rất mới và hiện đại như máy bay ném bom Su-34 và tiêm kích Su-35…chúng đã chứng minh sức mạnh của mình ở Syria.

Còn đối với Trung Quốc, họ đang nghiên cứu và phát triển nhiều dự án mới về máy bay tuy nhiên theo các chuyên gia những thiết kế mới này dựa trên mô hình của Nga. Những thiết kế này chưa quy định thời gian xuất hiện cụ thể nhưng hiện tại Không quân Trung Quốc đang từng bước trang bị lại và thay thế các máy bay chiến đấu cũ bằng những chiếc Su-34, Su-35 của Nga.

J-20 của Trung Quốc làm gợi nhớ đến F-22 của Mỹ, chúng cất cánh vào năm 2011 tuy nhiên đến nay việc trang bị cho quân đội vẫn chưa được thực hiện. Một năm sau đó Bắc Kinh đã bắt đầu thử ngiệm FC-31, phiên bản này có bề ngoài tương tự như F-35.

Hiện tại Mỹ vẫn có chút ưu thế hơn trong các cuộc chiến trên không. Tuy nhiên trong những năm tới Nga và Trung Quốc sẽ được trang bị hàng loạt máy bay thê hệ mới và đe dọa đến vị trí hiện tại của Mỹ.

Không chỉ có máy bay, Trung Quốc và Nga đang tiếp nhận những vũ khí mới như hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400. Theo tuyên bố từ Moscow, hệ thống mới S-400 có thể bắn hạ máy bay của đối phương ở khoảng cách 380 km gấp đôi so với thế hệ trước.

Trong tháng tám vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo việc triển khai tổ hợp nay ở Crimea bất chấp sự leo thang căng thẳng với Ukraine. Moscow cũng dự định xuất khẩu tổ hợp tên lửa phòng không này.

“Đây là hệ thống sẽ gây khó khăn khi tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào”, Trung tướng của Không quân Mỹ David Deptula cho biết.

Để đối phó với các mối đe doạ mới Không quân Hoa Kỳ đã đề nghị sử dụng tên lửa tầm xa hoặc vũ khí mới cho phép máy bay tấn công vào mục tiêu mà vượt qua khả năng đánh chặn của các hệ thống phòng thủ của đối phương.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast