Vũ khí EMP làm thay đổi bản chất chiến tranh

Dù không gây thương vong cho con người nhưng vũ khí xung mạch điện từ (EMP) được coi là công nghệ vũ khí làm thay đổi hoàn toàn bản chất chiến tranh.

Theo đánh giá của một số trang mạng quốc phòng gần đây, các hệ thống vũ khí hầu hết đang trong giai đoạn phát triển có thể thay đổi bản chất chiến tranh thông thường trong tương lai.

Vũ khí "Siêu tàng hình" hay "Tàng hình lượng tử": Các nhà khoa học đang thiết kế loại vật liệu đặc biệt có khả năng giảm đáng kể dấu vết và lượng nhiệt lưu lại để tránh bị đối phương phát hiện.

Trong quân đội, loại vật liệu này giúp chế tạo nên áo khoác tàng hình, giúp cho các binh sĩ chiến đấu – từ lính thường cho tới biệt kích – thao tác trên đất của kẻ địch mà không bị phát hiện, hoặc ít nhất là kéo dài thời gian giành thế chủ động. Các năng lực như vậy giúp giảm thương vong trong chiến đấu, trong khi gia tăng khả năng tiến hành các cuộc tấn công bất ngờ hoặc tấn công phá hoại và ám sát.

vu khi emp lam thay doi ban chat chien tranh

Mô phỏng cuộc tấn công của vũ khí EMP.

Súng ray điện từ: Các bệ phóng của súng ray điện từ (EM) sử dụng một trường từ tính chứ không như chất nổ đẩy hóa học (như là nhiên liệu hay thuốc súng) để đẩy một vật phóng với tầm xa và tốc độ lên tới 4.500m/s cho tới 5.600m/s. Công nghệ đang phát triển cho thấy khả năng phóng vật thể ở một khoảng cách là 100 hải lý sử dụng 32 megajoule.

Việc gia tăng tốc độ và mở rộng tầm bắn cho các loại súng ray điện từ mang lại nhiều lợi ích cả về mặt tấn công lẫn phòng thủ, từ việc tấn công chính xác có thể đáp trả lại các hệ thống phòng thủ tối tân nhất cho tới phòng không chống lại các mục tiêu đang tới gần. Hiện nay cả Mỹ, Nga và một số cường quốc khác cũng đang theo đuổi công nghệ vũ khí này và đã có những thử nghiệm đầu tiên.

Vũ khí không gian: Bất chấp sức ép quốc tế chống lại việc quân sự hóa không gian, một số quốc gia lớn vẫn tiếp tục khai thác các công nghệ có thể biến bầu trời thành chiến trường kế tiếp. Các khả năng là không giới hạn, từ các bệ phóng tên lửa đóng tại mặt trăng cho tới các hệ thống có thể thâu tóm thiên thạch và đổi hướng nhắm vào mục tiêu trên bề mặt trái đất.

Một trong những khả năng lớn về nguy cơ về các loại vũ khí không gian đó là việc trang bị cho các tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo Trái đất vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí xung điện từ phi hạt nhân (EMP). Khi cho phát nổ một vũ khí EMP phóng từ vệ tinh ở độ cao rất lớn, bên tham chiến có thể tiến hành tấn công chặt đứt các mạng lưới điện, vệ tinh cũng như hệ thống kiến trúc chỉ huy, điều khiển, liên lạc, máy tính, tình báo, theo dõi và giám sát cần thiết để tiến hành các chiến dịch quân sự.

Tên lửa hành trình siêu vượt âm: Với khả năng mang đầu đạn chính xác trong khoảng cách rất xa, các tên lửa hành trình tác động rất lớn lên chiến tranh hiện đại. Nhưng trong kỷ nguyên mà trong khoảng thời gian vài phút đã tạo nên sự khác biệt giữa thắng lợi và thất bại, những loại tên lửa này có vẻ như là bay hơi chậm.

Năm 1998, các tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ các tàu của Mỹ tại Biển Ả Rập phải mất 80 phút mới tới các trại huấn luyện của Al Qaeda tại Afghanistan sau khi các sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania bị tấn công. Còn các tên lửa hành trình siêu thanh với tốc độ Mach 5 chỉ mất chưa đầy 12 phút để tấn công mục tiêu tương tự như vậy.

Mong muốn có thể không kích bất kỳ nơi nào một cách nhanh chóng đã khiến Mỹ tạo dựng nên chương trình “Không kích toàn cầu chớp nhoáng” vào năm 2001 với nỗ lực tập trung vào thiết bị hành trình siêu thanh X-51A.

Nga cũng đã có những thử nghiệm với tên lửa siêu thanh Zircon, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đạt được những bước tiến trong việc phát triển công nghệ nhằm đạt được công trình tương tự, sử dụng các đầu đạn thông thường. Có thông tin cho rằng Hải quân Mỹ đang tìm hiểu khả năng phát triển các tên lửa siêu thanh phóng từ tàu ngầm.

Tên lửa hành trình siêu thanh cùng với khả năng bay sát mặt đất sẽ mang lại các thách thức không nhỏ trong việc đánh chặn nếu như sử dụng các hệ thống phòng không hiện thời.

vu khi emp lam thay doi ban chat chien tranh

Mỹ thử nghiệm tên lửa siêu thanh X-51A.

Phương tiện không người lái: Có lẽ sự phát triển đơn lẻ quan trọng nhất trong ngành công nghiệp quốc phòng thập kỷ qua chính là sự trỗi dậy của các thiết bị không người lái. Khi công nghệ này mở ra, các máy bay không người lái nhanh chóng nhận nhiệm vụ mà trước nay do con người đảm trách.

Nhưng ngày nay, từ các thiết bị gỡ bom cho tới tàu ngầm mini dưới biển, từ các trực thăng do thám đóng trên tàu cho tới các nền tảng ám sát trên không vẫn chưa hoàn chỉnh và phần lớn vẫn cần tới sự can thiệp và giám sát của con người.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong loạt vũ khí kể trên, EMP được coi là vũ khí có tính hủy diệt kinh khủng nhất trong khi lại không hề gây thương vong cho con người tại nơi là mục tiêu nó tấn công.

Theo Tuấn Vũ/Datviet

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast