Chủ động các tình huống có thể xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lên phương án chủ động các tình huống có thể xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

“Dĩ bất biến - ứng vạn biến” là điều mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh khi nói về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, tại Hội nghị với 63 sở Giáo dục và đào tạo diễn ra trong ngày 10 và 11/7 ở Vĩnh Phúc.

63 Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các đơn vị chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cùng bàn luận những tình huống còn chưa rõ trong công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Mặc dù năm nay các địa phương chịu trách nhiệm toàn diện công tác tổ chức kỳ thi, nhưng Bộ Giáo dục và đào tạo vẫn chịu trách nhiệm chỉ đạo chung.

Chủ động các tình huống có thể xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lên phương án chủ động các tình huống có thể xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Đến thời điểm này, các địa phương đã chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để tổ chức kỳ thi. Đặc biệt, công tác tập huấn cho các lực lượng tham gia tổ chức kỳ thi đã được tiến hành với tiêu chí rõ người, rõ việc.

Ông Lê Quốc Tiến, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng cho biết: “Thành phố Hải Phòng chúng tôi có 42 điểm thi và 2 điểm dự bị thì chúng tôi đã tiến hành các đợt thanh tra, kiểm tra toàn bộ các điểm thi này để đảm bảo an toàn, tạo điều kiện tốt nhất cho các em thực hiện thi được an toàn, nghiêm túc. Cũng như công tác in đề, vận chuyển đề, bảo quản bài thi được an toàn, nghiêm túc. Chúng tôi cũng tạo điều kiện để các em thí sinh tham gia kỳ thi với tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái, để đạt được kết quả cao nhất”.

Theo ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội, năm nay Thành phố Hà Nội có tới 80.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại 140 điểm thi với nhiều địa bàn khác nhau. Do đó, công tác tổ chức kỳ thi được Sở GD&ĐT Hà Nội chuẩn bị hết sức chu đáo, cẩn thận.

“Sau khi có chỉ đạo của Bộ, thành phố đã triển khai thành lập ban chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch ban chỉ đạo. Theo đó thì tất cả các ngành tham gia ban chỉ đạo. Không chỉ ban chỉ đạo của thành phố mà quận, huỵện, thị xã đều có ban chỉ đạo để có thể nắm bắt được công việc cụ thể và có những chỉ đạo cụ thể tại các điểm thi trên địa bàn của mình”, ông Dũng chia sẻ.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các địa phương phải tính đến mọi tình huống, lên phương án cụ thể để kịp thời xử lý mọi tình huống có thể xảy ra khi tổ chức kỳ thi.

“Nhìn nhận, rà soát thật kỹ các khâu trong quá trình tổ chức thi THPT. Để chúng ta rà soát xem địa phương mình có khó khăn gì không hay là kinh nghiệm của địa phương mình năm ngoái rồi những bài học của năm trước đó thì chúng ta làm thế nào để cho kỳ thi này thực sự đáp ứng được yêu cầu chất lượng, an toàn, khách qua, minh bạch”, ông Nhạ cho hay.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị, từng đơn vị, từng người trong Ban Chỉ đạo thi THPT tại các địa phương phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết. Kịp thời tham mưu, chủ động dự báo những vấn đề có thể xảy ra với Chủ tịch UBND tỉnh, không để rơi vào tình huống phải xử lý sự cố khi kỳ thi diễn ra. Cùng với đó huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, bám sát Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia để bảo đảm chuẩn bị tổ chức tốt nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay./.

Theo Lê Thu/VOV1

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast