Tìm thấy hiện vật liên quan đến nhân vật lịch sử thời Tây Sơn.

Một số hiện vật liên quan đến nhân vật lịch sử thời Tây Sơn vừa được phát hiện tại xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Bình gốm màu da lươn

Bình gốm màu da lươn

Hiện vật gồm: 1 bình gốm màu da lươn đậm, cao 60 cm, xương gốm mỏng, cổ bình có 4 vú núm nhỏ, gần cổ bình hai mặt đối xứng có 2 chữ hán ”Lão điếm” được tạo trên men nằm trong ô hình chữ nhật; 1đĩa cổ đường kính 28 cm, trong lòng đĩa có tích “Tiên đánh cờ”. Đặc biệt có 1 vật hình vuông (2cm x 2cm, dày 1cm), ngoài là một lớp màu nâu sẫm (không rõ chất liệu), cứng và phần trong là chất liệu kim loại vàng cô đặc.

Theo ông Nguyễn Tiến Thắng, trú tại xóm 5, thôn Lập Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh chủ nhân của số hiện vật trên cho biết truyền tích là các hiện vật trên đều do triều đình tặng ông Nguyễn Tiến Thiệu - nhân vật lịch sử thời Tây Sơn, bình gốm của vua Tự Đức truy tặng, còn hiện vật hình vuông lạ trên được tìm thấy 20 hạt giống nhau, đặt trong 1 hộp gỗ chạm trổ chôn trong khu vực nhà thờ, nhưng nay đã bị thất truyền và cũng được truyền lại là của vua ban.

Qua tìm hiểu được biết nhân vật lịch sử thời Tây sơn chính là ông Nguyễn Tiến Thiệu, sinh năm Quý Mùi (1763), mất năm Đinh Hợi (1827), có công lớn trong việc rèn luyện đàn voi chiến tại trại Tuần Tượng (khu vực xã Kỹ Bắc, Kỳ Anh ngày nay). Sau thắng lợi xuân Kỷ Dậu (1789). vua Quang Trung mời ông vào thành Phú Xuân nhưng ông xin được ở lại để thuần dưỡng, rèn luyện voi chiến, khai khẩn đất đai, phát triển làng mạc.

Về sau, triều đình nhà Nguyễn rất nể trọng tài thuần voi cũng như công lao của ông trong việc xây

Hiện vật chưa được xác định

Hiện vật chưa được xác định

dựng làng mạc, phát triển dân sinh, nên dưới đời vua Nguyễn Dực Tông niên hiệu Tự Đức năm thứ 11(1858) đã cho làm nhà thờ tại kinh thành Huế, vận chuyển theo đường biển về dựng trên quê hương ông, ban sắc thần và ra chỉ dụ giao cho nhân dân quê hương ông phụng thờ.

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện vật lạ trên là những vật quý của triều đình ban thưởng cho ông Nguyễn Tiến Thiệu (những đồng tiền thưởng)? Điều khá rõ, hiện vật đó do tác động của bàn tay con người tạo ra, vấn đề còn lại là thuộc giai đoạn lịch sử nào? Điều này cần phải có sự khảo cứu, đối chiếu và ý kiến của các nhà nghiên cứu tiền cổ, tiền thưởng của các giai đoạn lịch sử cùng với ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hóa.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast