Người Việt nên bỏ ngay thói quen rửa thịt theo cách này vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Rửa thịt tưởng chừng chỉ là một bước rất nhỏ trong quá trình nấu ăn nhưng chúng lại rất quan trọng trong an toàn thực phẩm.

Người Việt nên bỏ ngay thói quen rửa thịt theo cách này vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Chế độ ăn của người Việt thường gắn liền với rất nhiều loại thịt, đó là thịt lợn , thịt gà, thịt bò... Từ những loại thịt này, chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ăn từ luộc, rang, chiên, nướng, kho - vừa giúp cải thiện chất lượng món ăn lại cung cấp đủ dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Tuy nhiên, thịt sẽ chỉ thực sự bổ dưỡng khi được sơ chế, chế biến và sử dụng đúng cách. Người Việt vẫn đang phạm phải những sai lầm dưới đây khi rửa thịt mà không biết nó có thể gây hại cho sức khỏe.

1. Rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước

Lo lắng về nguồn gốc và độ sạch sẽ của thịt, chúng ta thường có để miếng thịt ở bên dưới vòi nước và tiến hành cọ rửa mà không biết việc này rất có hại. Theo tờ The New York Times, rửa gà trước khi nấu sẽ khiến nước bị văng ra khắp nơi trong bếp, kéo theo đó là vô số vi khuẩn. Vi khuẩn từ thịt sẽ bám trên hoa quả, rau củ, mặt bếp và có thể là cả cơ thể của bạn.

Người Việt nên bỏ ngay thói quen rửa thịt theo cách này vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Tương tự thịt gà, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyên không nên rửa thịt bò, lợn, thịt cừu dưới nước, cách làm đúng nhất là cho chúng vào nồi nước và đun sơ qua một lần.

2. Không dọn dẹp nhà bếp sau khi ngâm hoặc rửa thịt sống

Theo tờ Wellandgood, dù bạn có rửa hay ngâm thịt sống thì việc bạn cần làm ngay lập tức là làm sạch tất cả các bề mặt trong nhà bếp, bao gồm cả mặt bàn, bồn rửa, thớt hoặc đồ dùng nào đã qua sử dụng. Lý do là bởi vi khuẩn từ thịt rất dễ bám bẩn vào những vật dụng này, việc làm sạch chúng ngay sau khi nấu sẽ đảm bảo vi khuẩn không sinh sôi, khiến cho không gian sống của gia đình được trong lành, sạch sẽ và an toàn hơn.

3. Không vứt bỏ bao bì đựng thịt ngay lập tức

Người Việt nên bỏ ngay thói quen rửa thịt theo cách này vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Trong lúc nấu ăn, chúng ta thường phải làm rất nhiều việc một lúc vì vậy những các bọc nhựa, khay xốp hay các bao bì đựng thịt có thể được đặt ở trên bàn bếp một thời gian dài trước khi được loại bỏ. Thói quen này thực sự rất nguy hiểm.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo, những bọc nhựa, khay xốp đựng thịt có thể chứa vô vàn vi khuẩn chúng có thể gây nhiễm khuẩn chéo cho các loại thực phẩm khác, thậm chí cả tay bạn và bếp của bàn. Vì vậy, cách tốt nhất là vứt bỏ chúng ngay lập tức, tuyệt đối không được tái sử dụng bao bì để đựng bất cứ loại thực phẩm nào khác để tránh nhiễm khuẩn.

4. Chỉ rửa qua thịt trong nước ấm

Nhiều người biết rằng việc rửa thịt dưới vòi nước rất nguy hiểm, vì vậy họ đã sử dụng nước ấm để rửa sơ qua thịt. Thói quen này tưởng chừng rất đảm bảo an toàn nhưng lại chưa thể loại bỏ hết chất bẩn trong thịt, chưa thể giết chết mọi vi khuẩn có trong chúng. Hơn nữa, rửa thịt bằng nước nóng cũng sẽ làm mất dinh dưỡng có trong thịt, khiến cho bề mặt miếng thịt lập tức co lại và không thể thải các chất độc có trong thịt ra ngoài.

Người Việt nên bỏ ngay thói quen rửa thịt theo cách này vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Vậy chúng ta nên rửa thịt theo cách nào là đúng nhất?

Theo nghiên cứu, vi khuẩn chỉ thực sự bị tiêu diệt ở nhiệt độ nước là 100 độ C. Vì vậy cách rửa thịt đúng nhất là đun một nồi nước, đợi đến khi sôi rồi bỏ thịt vào. Chờ sôi trong khoảng 2 phút thì đổ hết nước, lúc này vi khuẩn và chất bẩn trong thịt được loại bỏ và bạn có thể an tâm chế biến. Ngoài ra, các bà nội trợ cũng có thể dùng nước muối để rửa thịt, cách này sẽ khiến chất bẩn trong thịt sẽ từ từ tiết ra và được làm sạch.

Người Việt nên bỏ ngay thói quen rửa thịt theo cách này vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, khiến cả nhà nhiễm bệnh - 3

Theo chuyên gia, thay vì cố rửa sạch thịt sống trước khi nấu thì điều nên ƯU TIÊN hơn cả đó là đảm bảo bàn tay của bạn luôn sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn chéo. Các chuyên gia trường Đại học Michigan khuyến cáo nên rửa tay của bạn trong ít nhất 20 giây với nước ấm sau khi chạm vào thịt sống.

Theo Pháp Luật & Bạn Đọc

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast