Ẩn họa TNGT đường sắt qua địa bàn Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua địa bàn huyện Đức Thọ có chiều dài 17,2km nhưng có đến 31 điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, trong đó có 12 điểm bất hợp pháp (đường dân sinh), tiềm ẩn nhiều nguy cơ TNGT.

Ẩn họa TNGT đường sắt qua địa bàn Hà Tĩnh

Tuyến huyện lộ 14 qua xã Đức Long là tuyến đường huyết mạch nối các xã vùng thượng và trà sơn của huyện Đức Thọ có lưu lượng người và phương tiện lưu thông đông nhưng điểm giao cắt với đường sắt lại không có rào chắn, không có người trực gác vì thế rất dễ xẩy ra tai nạn

Theo báo cáo của phòng kinh tế hạ tầng huyện Đức Thọ, trong số 19 điểm giao cắt hợp pháp mới chỉ có 4 điểm có rào chắn, người trực gác và 2 điểm có cảnh báo tự động mỗi khi có tàu đi qua, còn 13 điểm mới chỉ có biển báo.

Ẩn họa TNGT đường sắt qua địa bàn Hà Tĩnh

Tuyến huyện lộ chợ Thượng - Đức Vĩnh nối các xã phía ngoài đê của huyện Đức Thọ đoạn qua xã Đức Châu cắt ngang với đường sắt nhưng cũng không có rào chắn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ TNGT đường sắt

Điều đáng nói là trong số 13 điểm giao cắt hợp pháp mà chưa có rào chắn hoặc cảnh báo tự động đều rơi vào các tuyến huyện lộ, trục chính của xã, lưu lượng người và phương tiện lưu thông tương đối lớn.

Đặc biệt có nhiều điểm cả đường bộ và đường sắt đều bị che khuất tầm nhìn, đoạn đường bộ cắt ngang trong phạm vi hành lang đường sắt đều có độ dốc rất lớn và hẹp nên tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao.

Điển hình như các tuyến HL10 qua xã Đức Châu, HL9 qua xã Đức Long, HL16 qua xã Đức Đồng, đường trục xã 07, 08 qua xã Đức Lạng.

Ẩn họa TNGT đường sắt qua địa bàn Hà Tĩnh

Đường bộ giao cắt với đường sắt đoạn qua xã Đức Châu, nhưng cả đường bộ và đường sắt đều bị che khuất tầm nhìn, bên cạnh đó lại không có rào chắn nên rất dễ xẩy ra TNGT

Ẩn họa TNGT đường sắt qua địa bàn Hà Tĩnh

Điểm giao cắt này có lưu lượng người và phương tiện lưu thông rất đông nhưng lại không có rào chắn, cũng như người trực gác nên rất dễ xẩy ra TNGT

Trước thực trạng này, các địa phương có đường ngang giao cắt với đường sắt đã tập trung tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của địa phương, tại các cuộc họp thôn xóm để tuyên truyền, nhắc nhở người dân nghiêm chỉnh chấp hành ATGT đường sắt, không lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt.

Tuy nhiên, đây chỉ là các giải pháp mang tính tuyên truyền, giáo dục; về lâu dài UBND huyện Đức Thọ cần phải làm việc với ngành đường sắt để khảo sát cụ thể và đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm đảm bảo ATGT đường sắt đoạn đi qua địa bàn huyện.

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast