Nhiều nguyên nhân làm bóng đá VN tụt hậu

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức lần đầu tiên diễn ra tại Singapore năm 1996, đó cũng là mốc đánh dấu sự hội nhập trở lại của bóng bóng đá Việt Nam với bóng đá khu vực. Đến nay, vừa tròn 16 năm tham dự giải, đội tuyển quốc gia VN đã để lại nhiều dấu ấn vui, buồn lẫn lộn. Đặc biệt sự, thất bại của đội tuyển VN ở giải đấu vừa qua làm cho người hâm mộ càng thêm nhiều nỗi buồn thất vọng về sự tụt dốc của bóng đá nước nhà.

Cầu thủ VN nhọc nhằn trên sân cỏ. Nguồn: Internet

Cầu thủ VN nhọc nhằn trên sân cỏ. Nguồn: Internet

Bóng đá Việt Nam - vui, buồn lẫn lộn!

Tính đến nay, AFF Cup đã trải qua 9 kì tổ chức, Việt Nam 2 lần đăng cai giải và xuyên suốt lịch sử của giải đấu đội tuyển bóng đá quốc gia Việt nam cũng đã có hơn 1 lần vinh dự được bước lên đài danh dự của bóng đá khu vực để sánh vai cùng các đội Thái Lan, Singapore, Malaysia đăng quang chức vô địch. Đó là giải đấu không thể nào quên của Việt Nam khi thầy trò Calisto xuất sắc vượt qua Singapore ở bán kết và đặc biệt là đối thủ kị giơ một thời Thái Lan sau 2 trận chung kết nghẹt thở để giành chức vô địch trong niềm sung sướng vô bờ bến của gần 90 triệu người dân đất nước hình chữ S.

Đó là năm 2008 VN lần đầu tiên đăng quang Cúp vô địch - thành tích kỷ lục cao nhất và cũng là cũng là kỷ niệm đẹp nhất, xúc động nhất mà đội tuyển đã giành tặng cho người hâm mộ nước nhà, còn lại phần lớn đội tuyển chúng ta thường hay để lỡ nhịp trong các cuộc đua về đích.

Nhiều năm qua bất kể thành tích đạt được như thế nào, bóng đá Việt Nam vẫn được nước nhà luôn quan tâm đầu tư phát triển đúng mực. Cùng với việc duy trì các giải đấu trong nước, các giải quốc tế mở rộng để cầu thủ bóng đá VN giao lưu, có xát, học học kinh nghiệm, nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng tài năng bóng đá trẻ vẫn được UBTDTT quốc gia chỉ đạo các CLB chăm lo phát triển mạnh. Nhiều trung tâm đào tạo, nhiều học viện bóng đá được ra đời với chức năng nhiệm vụ đào tạo cầu thủ bóng đá phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Các CLB như: Hoàng Anh Gia Lai, Sông Lam Nghệ An, Đồng Tháp, Đồng Tâm Long An, Đã Nẵng, Hà Nội và Thành phố HCM… đã trở thành địa chỉ cung cấp cho đội tuyển quốc gia nhiều thế hệ cầu thủ đầy tài năng.

Tiền đạo Công Vinh ngồi ghế dự bị xem đồng đội đá. Nguồn: Internet

Tiền đạo Công Vinh ngồi ghế dự bị xem đồng đội đá. Nguồn: Internet

Cùng với gần 90 triệu người VN yêu bóng đá Việt và những cơ chế chính sách bồi dưỡng, đào tạo thú hút tài năng sẽ là tiềm năng thế mạnh để đưa bóng đá nước nhà đi lên ngang tầm khu vực. Tuy nhiên, suốt gần 16 năm hội nhập bóng đá khu vực, bóng đá Việt Nam vẫn chưa phát huy được tiềm năng, cơ hội để tồn tại bền vững.

Nhìn lại nhiều năm gần đây, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, cũng đã phần nào có tác động lớn vào môi trường thể thao nước nhà nói chung và bóng đá nói riêng. Đặc biệt, nền kinh tế nước ta vẫn đang còn nghèo, mức thu nhập bình quân GDP thấp hơn nhiều so với các nước tromg khu vực do đó, ngân quỹ dành cho hoạt động thể thao nói chung và bóng đá nói riêng lại càng khó khăn vất vả. Tuy nhiên, môn thể thao vua vẫn luôn được giới hâm môn bóng đá nước nhà quan tâm dõi theo từng bước và sự tụt dốc của của đội tuyển VN mà điển hình là thất bại của giải đấu vừa qua được coi như một thông điệp cảnh báo cần phải được quan tâm điều chỉnh từ chiến lược vĩ mô tầm quốc gia cho trương lai của bóng đá nước nhà.

Nguyên nhân và giải pháp

Nhiều năm qua, bóng đá các nước trong khu vực ĐNA vẫn đang phát triển theo chiều hướng bóng đá hiện đại. Theo đó, nhiều đội tuyển quốc gia đã xuất hiện hàng loạt cầu thủ ngoại binh nhập tịch, có trình độ chuyên môn và thể lực dồi dào hơn hẳn các cầu thủ bóng đá trong khu vực, điển hình như: Philippin; Mianma, Xingapore, Bruney, Indonesia… Trong khi cơ địa sinh học của cầu thủ VN nói chung thấp bé nhẹ cân, khẩu độ bước chạy ngắn, do đó càng vận động nhiều càng nhanh xuống sức. Trên thực tế, các cầu thủ Việt Nam thường chơi hay ở 45 phút đầu của trận đấu, thời gian về cuối trận thường hay bị căng cứng cơ do thể lực bị xuống sức dẫn đến tình trạng hay bị lỡ nhịp trong khâu phối hợp đồng đội, dẫn đến hiệu quả tấn công thấp.

Tại giải AFF lần này, đội tuyển nam với thành tích chỉ dành được 1 điểm (hòa Mianmar 1-1; thua Philipine 0-1; thua Thái Lan 1-3) và bị loại khỏi giải ngay từ loạt vòng bảng. Bình luận của giới chuyên môn và người hâm mộ cho rằng thất bại của tuyển VN lần này là điều tất yếu khó vượt qua. Vì, các đội bóng như Philippin, Mianma, Indonesia…trước đây vốn được coi là các đội chiếu dưới nay đã bỏ xa chúng ta về khoảng cách cả trình độ chuyên môn lẫn thể lực.

Chân sút Huỳnh Kesley vẫn chưa có cơ duyên đóng góp cho đội tuyển QGVN. Nguồn: Internet

Chân sút Huỳnh Kesley vẫn chưa có cơ duyên đóng góp cho đội tuyển QGVN. Nguồn: Internet

Đặc biệt, qua quan sát diễn biến của các trận đấu cho thấy các cầu thủ VN nhập cuộc với trạng thái tâm lý căng thẳng, khả năng xử lý tình huống rề rà chậm chạp, tư duy phối hợp đồng đội thiếu mạch lạc, không kín kẽ. Theo đó, đấu pháp của HLV đặt ra rất mờ nhạt không rõ ý đồ chiến thuật.

Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng khẳng định: “ĐT Việt Nam thất bại do nhiều nguyên nhân. Một số trụ cột đã không có động lực thi đấu, một bộ phận cầu thủ không đá hết mình và đây là điều không thể chấp nhận được. Trong đợt tập trung sắp tới, kiên quyết sẽ không gọi lại những cầu thủ này.”

Mặt khác, lâu nay chúng ta vẫn chưa đổi mới tư duy về khai thác nguồn VĐV nhập tịch, trong khi có khoảng hơn 20 cầu thủ ngoại binh mang quốc tịch VN hẳn hoi đang nằm chơi xơi nước và chỉ chú trọng kiếm ăn tại các CLB. Và, người hâm mộ hẳn còn nhớ các cầu thủ nhập tịch như: Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Mắc đã góp phần cùng đội tuyển VN giành Cúp AFF 2008 đó sao.

Lee Nguyễn trong màu áo CLB Bình Dương. Nguồn: Internet

Lee Nguyễn trong màu áo CLB Bình Dương. Nguồn: Internet

Có thể nói một cách ngắn gọn, bóng đá VN đang có hiện tượng thóai trào do ảnh hưởng kinh tế, Cầu thủ VN chưa được quan tâm đào tạo toàn diện cả bề chuyên môn và đạo đức lối sống; Trào lưu nhập tịch bừa bãi theo kiểu ăn xổi của các CLB đã thu hẹp cơ hội rèn luyện kỷ năng của các cầu thủ trẻ. Theo đó, hiện tượng tiêu cực, nạn hành vi bạo lực phi thể thao trong bóng đá thường xuyên xảy ra nhưng chưa được xử lý nghiêm minh. Hiện tượng VĐV sớm mắc bệnh ngôi sao, sớm thỏa mãn với thành tích, trình độ chuyên môn là một trong những nguyên nhân làm cho cầu thủ VN bị xuống cấp cả về đạo đức lẫn chuyên môn.

Thiết nghĩ đã đến lúc cần có sự điều chỉnh chiến lược phát triển bóng đá VN trong tương lai phù hợp với xu thế phát triển của khu vực. Theo đó, các nhà quản lý đầu ngành cần mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật để có những giải pháp tích cực về chủ trương, về chính sách sử dụng nhân tài, công tác đào tạo VĐV để từng bước chấn chỉnh những khiếm khuyết đang còn tồn tại góp phần đưa bóng đá nước nhà phát triển hội nhập bền vững với khu vực.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast