Tăng cường giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo

(Baohatinh.vn) - Sáng 20/8, Thiếu tướng Lê Thái Ngọc – Phó Chính ủy BĐBP Việt Nam chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết giai đoạn I Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013-2016”.

Đoàn Hà Tĩnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh – Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện đề án tham dự tại điểm cầu Nghệ An.

Tăng cường giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo ảnh 1

Qua 2 năm triển khai thực hiện, đề án đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, nâng cao nhận thức pháp lý cho người dân. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ngành thường xuyên được chú trọng, tạo được tính thống nhất, chuẩn mực từ tỉnh đến cơ sở. Lực lượng biên phòng và các cấp, ngành đã chủ động phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, đảm bảo đúng kế hoạch, đạt hiệu quả tốt.

Ban chỉ đạo các cấp đã coi trọng công tác theo dõi, đôn đốc, xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra tại các xã, đơn vị làm điểm; đánh giá những kết quả, cách làm, mô hình hay để phát huy, phổ biến, nhân rộng; kịp thời phát hiện, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, để có biện pháp khắc phục.

Các địa phương không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hình thức tuyên truyền, nhờ đó pháp luật đã thực sự đến với cán bộ và nhân dân vùng biên giới, biển đảo; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đảm bảo an ninh chính trị, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo.

Tăng cường giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo ảnh 3
Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Võ Văn Phúc trình bày tham luận tại hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và đánh giá những cách làm mới, sáng tạo, phù hợp với hoạt động phổ biến pháp luật của từng địa phương đồng thời nêu lên một số kiến nghị, đề xuất để việc triển khai đề án đạt kết quả tốt hơn.

Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Lê Thái Ngọc khẳng định, giai đoạn 2 có tính quyết định sự thành công của đề án. Vì vậy, các địa phương cần tích cực chủ động hơn nữa nhằm phát huy kết quả đạt được ở giai đoạn 1; xây dựng quy chế, chương trình hành động, phối hợp chặt chẽ trong tổ chức tuyên truyền, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương; thường xuyên bám sát các văn bản pháp luật mới, tập trung biên soạn tài liệu, tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền pháp luật; các cơ quan, đơn vị, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng giai đoạn hiện nay.

Với 3 xã biên giới (xã Sơn Kim 1 là 1 trong 10 xã được BCĐ chọn làm xã điểm thực hiện đề án) tiếp giáp nước bạn, huyện Hương Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương với các huyện, tỉnh lân cận. Tuy vậy, do đặc thù về vị trí địa lý nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp, hoạt động các loại tội phạm diễn ra với mức độ ngày càng tinh vi, xảo quyệt trong khi một bộ phận cán bộ, nhân dân vẫn còn hạn chế về trình độ hiểu biết pháp luật.

Qua hơn 2 năm thực hiện, đề án đã đạt được một số chỉ tiêu đề ra như 100% cán bộ các xã tuyến biên giới được phổ biến chính sách pháp luật trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống, công việc phù hợp với chức tránh nhiệm vụ được giao; 80% nhân dân sinh sống tại địa bàn các xã trong tuyến biên giới của huyện được tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast