Iran có bom hạt nhân vào mùa hè 2020, mối lo Mỹ trở thành hiện thực

Tổng thống Iran cảnh báo sẽ làm giàu uranium vượt mức trước thỏa thuận 2015, cảnh báo nỗi lo của Mỹ về bom hạt nhân đến sớm.

Mới đây, phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định, Iran sẽ tiếp tục làm giàu uranium nhiều hơn cả trước khi ký thỏa thuận Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) với các cường quốc thế giới năm 2015.

Iran có bom hạt nhân vào mùa hè 2020, mối lo Mỹ trở thành hiện thực

Iran không nói đùa về khả năng hạt nhân của mình, có thể sở hữu bom hạt nhân trong mùa hè.

Tuyên bố trên được Iran đưa ra 1 ngày sau khi Anh, Pháp và Đức tuyên bố kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015. Điều này có thể dẫn đến việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc với Iran.

Dẫu các cường quốc châu Âu cho biết họ quyết định hành động như vậy nhằm tránh một cuộc khủng hoảng phát triển hạt nhân trong bối cảnh leo thang căng thẳng tại Trung Đông nhưng động thái mới nhất từ 3 quốc gia châu Âu đang thúc đẩy tình hình leo thang.

Tuyên bố của Tổng thống Iran không phải đùa khi các chuyên gia Nga cho thấy ở Tehran đang thực sự có những động thái làm giàu uranium.

Để đáp trả vụ người Mỹ sát hại Tướng Soleimani tại Baghdad (Iraq), Iran tuyên bố nước này đơn phương bác bỏ (từ chối tuân thủ) một trong những hạn chế lớn cuối cùng còn lại đối với việc phát triển chương trình hạt nhân của mình theo Kế hoạch JCPOA.

Theo thỏa thuận ký năm 2015 hiện đã không còn sự tham gia của Mỹ, Iran cam kết chỉ lưu giữ trên lãnh thổ nước mình không quá 2% lượng uranium đã được làm giàu (vào khoảng 300 kg) và không sản xuất uranium đã làm giàu đến ngưỡng chế tạo đầu đạn hạt nhân. Cùng đó, cắt giảm số lượng máy ly tâm được sử dụng từ 20.000 chiếc xuống còn 5.000 chiếc.

Từ tháng 11/2019, sau khi Washington xé rào thỏa thuận và châu Âu không thực hiện cơ chế thanh toán INSTEX theo như các cam kết với Tehran, Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố bắt đầu kích hoạt các máy ly tâm tại nhà máy ở Fordo để làm giàu urani đạt cấp độ 5%.

Theo các số liệu của Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran, trước khi ký kết Thỏa thuận hạt nhân năm 2015, uranium tại cơ sở Fordo đã được làm giàu lên mức 20%.

Các chuyên gia tính toán: xí nghiệp nói trên có thể sản xuất mỗi tháng 42 kg nhiên liệu hạt nhân ở cấp độ tinh khiết cần thiết. Để chế tạo được một đầu đạn hạt nhân hoàn chỉnh- cần khoảng 250 kg.

Thành thử, "một quả bom hạt nhân nho nhỏ” đầu tiên của người Ba Tư có thể sẽ xuất hiện sau khoảng 5 đến 6 tháng nữa. Đây đó vào khoảng vào cuối hè - đầu thu năm 2020.

Sau vụ ám sát tướng Iran Soleimani và châu Âu không còn nhiệt thành với thỏa thuận hạt nhân 2015 bằng cách đe dọa Iran thực hiện đúng thỏa thuận nếu không sẽ áp đặt trừng phạt. Cảnh báo của Tổng thống Iran đã cho thấy Tehran có thể thực hiện cơn ác mộng của Mỹ trong thời gian sớm.

Cuối ngày 14/1 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý với Thủ tướng Anh Boris Johnson rằng nên có một “thỏa thuận Trump” đối với chương trình hạt nhân Iran sẽ chỉ gồm Mỹ và Iran trong thỏa thuận này.

Đáp trả lại ý tưởng, Tổng thống Iran Rouhani cáo buộc tổng thống Mỹ luôn thất hứa. Ông Trump đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận 2015 vào năm 2018 vì cho rằng không đủ cứng rắn. Sẽ như thế nào nếu cần phải cứng rắn hơn với người Mỹ để họ không còn rút khỏi các thỏa thuận một cách tùy tiện?

Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã gọi ý tưởng về “thỏa thuận Trump” để thay thế hiệp ước hạt nhân năm 2015 là “lời đề nghị lạ lùng”, và ủng hộ việc tuân thủ thỏa thuận hiện tại được ký kết vào năm 2015, hiện đang “vật vã” sống còn.

Đầu tháng 1/2020, Iran thông báo sẽ bỏ mọi giới hạn trong việc làm giàu uranium, bước lùi lớn nhất khỏi thỏa thuận hạt nhân hiện nay. Trong tuần, Anh, Pháp và Đức đã phản ứng bằng cách kích hoạt một cơ chế đưa hiệp ước này vào tình trạng tranh chấp và chính thức cáo buộc Tehran vi phạm các điều khoản. Tổng thống Rouhani gọi đó là một “sai lầm về chiến lược”.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast